Giải mã bí mật tử hình bằng máy chém tàn khốc thời xưa

Máy chém hay đoạn đầu đài là một dụng cụ đặc biệt để hành hình người bị án chém gồm một bệ với hai thanh cứng dựng song song, có lưỡi dao sắc nâng lên hạ xuống.

Máy chém là một cái khung hình chữ nhật, hai bên là hai chiếc cột cao 4 5m thường làm bằng gỗ lim rất chắc, trên đỉnh có xà ngang dài 0,7m, tại đây treo một lưỡi dao chéo nặng 50kg.

Máy chém được người Ý dùng đầu tiên. Được dùng ở Pháp từ năm 1789, sau khi Joseph-Ignace Guillotin, một bác sĩ người Pháp đề nghị quốc hội Pháp cho dùng, nhằm giảm bớt sự đau đớn cho người bị chém (vì thế máy chém trong tiếng Pháp là guillotine). Ngày 25 tháng 4 năm 1792, lần đầu tiên ở Pháp diễn ra vụ hành hình bằng máy chém.

Dưới đây là một số bí mật về tử hình bằng máy chém - một trong những phương pháp hành hình tàn khốc nhất lịch sử khiến nhiều người bất ngờ.

Nicolas-Jacques Pelletier bị kết án tử hình vì tội ăn trộm và giết người. Y là người đầu tiên bị tử hình bằng máy chém ngày 25/4/1792.

Nicolas-Jacques Pelletier bị kết án tử hình vì tội ăn trộm và giết người. Y là người đầu tiên bị tử hình bằng máy chém ngày 25/4/1792.

Charles-Henri Sanson là một trong những đao phủ nổi tiếng nhất thế giới. Gia đình của Sanson có truyền thống làm công việc này trong hơn 200 năm. Một trong những tử tù nổi tiếng nhất do đao phủ Sanson hành hình bằng máy chém là vua Louis XVI năm 1793.

Charles-Henri Sanson là một trong những đao phủ nổi tiếng nhất thế giới. Gia đình của Sanson có truyền thống làm công việc này trong hơn 200 năm. Một trong những tử tù nổi tiếng nhất do đao phủ Sanson hành hình bằng máy chém là vua Louis XVI năm 1793.

Con của Charles-Henri Sanson cũng nối nghiệp cha làm đao phủ và chính là người sử dụng máy chém chặt đầu hoàng hậu Pháp Marie Antoinette.

Con của Charles-Henri Sanson cũng nối nghiệp cha làm đao phủ và chính là người sử dụng máy chém chặt đầu hoàng hậu Pháp Marie Antoinette.

Máy chém là phương pháp tử hình tử tù vô cùng rùng rợn. Theo chia sẻ của đao phủ Charles-Henri Sanson, hành hình 300 tử tù diễn ra trong 3 ngày. Theo đó, việc tử hình 12 tù nhân bằng máy chém diễn ra trong 13 phút.

Máy chém là phương pháp tử hình tử tù vô cùng rùng rợn. Theo chia sẻ của đao phủ Charles-Henri Sanson, hành hình 300 tử tù diễn ra trong 3 ngày. Theo đó, việc tử hình 12 tù nhân bằng máy chém diễn ra trong 13 phút.

Ngày 25/3/1792, Quốc hội Pháp thông qua quyết định dùng máy chém (guillotine) làm công cụ để xử tử tử tù. Trước khi máy chém được đưa vào sử dụng ở Pháp, người ta tiến hành thử nghiệm máy chém với các đối tượng như cừu, bê và tử thi.

Ngày 25/3/1792, Quốc hội Pháp thông qua quyết định dùng máy chém (guillotine) làm công cụ để xử tử tử tù. Trước khi máy chém được đưa vào sử dụng ở Pháp, người ta tiến hành thử nghiệm máy chém với các đối tượng như cừu, bê và tử thi.

Công việc của những đao phủ đem đến cho họ nguồn thu nhập khá lớn. Cụ thể, phát xít Đức từng trả công cho đao phủ hành hình tử tù bằng máy chém 3.000 reichsmark/năm.

Công việc của những đao phủ đem đến cho họ nguồn thu nhập khá lớn. Cụ thể, phát xít Đức từng trả công cho đao phủ hành hình tử tù bằng máy chém 3.000 reichsmark/ năm.

Eugene Weidmann là trường hợp tử tù bị xử tử công khai bằng máy chém cuối cùng. Y bị xử tử năm 1939 vì phạm tội giết người, trộm cướp.

Eugene Weidmann là trường hợp tử tù bị xử tử công khai bằng máy chém cuối cùng. Y bị xử tử năm 1939 vì phạm tội giết người, trộm cướp.

Máy chém được xem là một công cụ tử hình nhanh gọn và hữu hiệu nhất, nó giúp tử tội không kịp biết đau đớn vì được chết mau chóng hơn so với các cách xử bắn, ghế điện, hơi ngạt, treo cổ, tiêm thuốc độc, chém bằng đao, tứ mã phanh thây, tùng xẻo… mà các chế độ trước thường dùng.

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục