“Chuyển mạng - giữ số”: Làm rốt ráo, đừng “thụt thò”!

Thực sự tôi muốn nhìn nhận chính sách "chuyển mạng – giữ số" (Mobile Number Portability - MNP) là một sự tích cực khi thị trường thông tin di động Việt Nam sắp bước vào tuổi 25. Thậm chí theo góc nhìn của tôi, chúng ta đã triển khai chậm…Tôi khẳng định chậm là hoàn toàn có căn cứ. Thứ nhất, theo lộ trình ban đầu của Bộ TT&TT, chính sách chuyển mạng – giữ số sẽ triển khai trong năm 2016, nhưng cuối cùng lại bị "trôi" đi 1 năm sang 2017.

Gene "ích kỷ" ở người chứa mầm mống của sự hủy diệt nhân loại

1 tỷ người trên Trái Đất sẽ bị đe dọa vào năm 2018 vì lý do này

Bây giờ đã cuối 2017, mới thử nghiệm, thì không biết liệu có đủ thời gian để cho các nhà mạng và cả cơ quan quản lí xoay sở sang triển khai chính thức?

chuyển mạng giữ số

Tư duy đúng tạo nên khoảng cách giữa người có mức lương năm là 1 tỷ đồng và 100 triệu đồng: 5 lối tư duy giúp bạn “đánh đâu thắng đó”
Cách tiêu tiền của tỷ phú Warren Buffett
Các nước đang dùng ứng dụng gì để chống lại Covid-19?

Không chỉ thêm "vũ khí" cho "thượng đế"…

Nhưng nếu không có sự trì hoãn 1 năm 2016, thì theo tôi chúng ta cũng đã chậm. Một thị trường thông tin di động đã bước qua ngưỡng 20 tuổi từ khá lâu, mà vẫn phải chấp nhận một thực trạng không ít thuê bao phải chịu cảnh "chung thủy bất đắc dĩ" hay "đồng sàng dị mộng" với nhà cung cấp dịch vụ chỉ vì nếu rời nhà mạng này sang nhà mạng kia sẽ theo kéo bao phiền phức bị mất liên lạc với các mối liên hệ.

MNP thực sự là một chính sách của thị trường thông tin di động mở và phát triển. Không chỉ người tiêu dùng có thêm vũ khí để trừng phạt những nhà mạng cung cấp dịch vụ chất lượng không đáp ứng và phục vụ thiếu chu đáo, mà cũng là "vũ khí" để các nhà mạng tranh giành những thuê bao "di cư" rời đi khi không hài lòng.

Theo nghiên cứu ở một số quốc gia, tỉ lệ thuê bao rời bỏ nhờ chính sách MNP có khác nhau nhưng tối đa chỉ khoảng 10%. Trên thực tế, khi thuê bao quyết định rời bỏ nhà mạng là một hành động bất đắc dĩ. Nhưng rõ ràng, với MNP, các thuê bao di động được phát huy quyền tiêu dùng của mình nhiều hơn. Cái quyền ấy, cho dù không nói được bằng lời nhưng "ngôn ngữ diễn đạt" của nó chính là hành động, là thái độ "không" đối với những nhà mạng đã làm họ quá thất vọng.

Đến tận hôm nay tôi mới hiểu, tại sao bạn mình làm sếp còn tôi thì cứ mãi ở vị trí nhân viên
Người tính toán để 14 lần trúng xổ số độc đắc
Tại sao Tần Thủy Hoàng là vị vua duy nhất mặc áo long bào đen?

Nhưng cũng không quá nếu cho rằng nhà mạng nên biết cảm ơn chính sách MNP. Nhờ MNP, nhà mạng sẽ có cơ hội, có các chỉ số để nhận diện rõ hơn những điểm yếu của mình: Vì sao thuê bao rời bỏ? Mức độ rời bỏ ra sao? Đối tượng, phân khúc thuê bao nào rời bỏ?... Đó là những chỉ số có ý nghĩa tương tự như chỉ số Bounce Rate (tỉ lệ rời bỏ trang) trong ngành SEO của lĩnh vực truyền thông/marketing số. Không có gì thiết thực hơn là để nhận diện rõ điểm yếu của mình mới có thể đưa ra giải pháp phù hợp khắc phục, cải thiện…

Một MNP "thụt thò"…

Trong khi một quan chức của Cục Viễn thông cho rằng, người tiêu dùng muốn chuyển mạng giữ số thì cần phải lưu ở mạng đó trước khi rời đi ít nhất 90 ngày (tương đương 3 tháng). Đây được xem là một điều kiện cứng để tránh tình trạng thuê bao tận dụng các chương trình khuyến mãi mà cứ chạy hết mạng này sang mạng khác.

Hé lộ sự thật về nơi chôn cất Tư Mã Ý: Không thể che giấu dù tìm đủ mọi kế tung hỏa mù
Lí giải tại sao chữ "x" được dùng để ký hiệu ẩn số trong toán học
Phát hiện đột phá tại 'địa ngục' sâu 3.000 km của Trái Đất: Thứ quyết định sự tồn vong chính là đây!

Tôi cho rằng tư duy như thế là quá cũ kĩ. Hay nói cách khác, đó là một tư duy triển khai MNP "thụt thò" – làm nửa vời, được cho là bảo vệ người tiêu dùng nhưng vẫn còn "vì" nhà mạng không ít.

Bởi thử hỏi, một khi thuê bao không hài lòng và họ muốn rời bỏ, và hành động mang tính cảnh báo ngay tức thời cho nhà mạng để kịp chấn chỉnh, nhưng họ vẫn không được chấp nhận nếu chưa "lưu trú" tại mạng hiện hữu đủ 90 ngày. Tại sao cứ nhìn về "khuyết tật" của thuê bao mà không xem đó cũng chính là thực trạng do các nhà mạng gây ra; hoặc nếu cởi mở hơn thì xem các chương trình khuyến mãi là cách xây dựng chính sách kinh doanh năng động, táo bạo và sáng tạo của từng nhà mạng để tạo ưu thế cạnh tranh?

Chính vì thế theo tôi, điều kiện thời hạn "lưu trú" tại một nhà mạng nào đó trước khi chuyển mạng – giữ số không cần thiết lên đến 90 ngày, mà nên giảm xuống chỉ còn tối thiểu 30 ngày hoặc không cần qui định điều kiện này. Chúng ta từng biết đến câu thành ngữ "để lâu cứt trâu hóa bùn". Thuê bao bực tức đó muốn rời đi, nhưng vì chưa đủ điều kiện về thời hạn "lưu trú" nên phải ở lại, dần quên hoặc nguôi ngoai, và nhà mạng cứ thế ỷ lại, không chịu nhìn nhận khuyết điểm và chậm cải thiện dịch vụ… Có thể nói đó cũng là một cung cách quản lí chưa hoàn toàn vì người tiêu dùng.

Trên thực tế, khi chúng ta đã siết SIM rác và thuê bao ảo, khi chúng ta đã siết chặt phương thức phân phối SIM, khi chúng ta đã quyết liệt đối với các trường hợp khuyến mãi sai qui định, thì tại sao chúng ta còn sợ thuê bao chạy theo khuyến mãi?

Và theo tôi, Cục Viễn thông đã quản sai đối tượng. Nếu triển khai MNP đặt ra thời hạn "lưu trú" của thuê bao tối thiểu 90 ngày thì tốt nhất hãy đưa tầm ngắm về phía nhà mạng quản chặt về cách thức khuyến mãi. Không có những khuyến mãi "đạp giá" hay "phá bĩnh" nhau thì thuê bao lấy gì mà chạy hết mạng này đến mạng khác? 

Vâng, chúng ta đã triển khai MNP chậm, nhưng không sao vì chưa muộn. Quan trọng hơn là khi đã làm, thì hãy làm một cách rốt ráo chứ đừng làm theo kiểu "thụt thò".

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục