8 ngôn ngữ cơ thể giúp bạn thành công trong cuộc sống Tin nóng

Có một số nguyên tắc trong ngôn ngữ cơ thể (body language) rất dễ để chúng ta thực hiện hàng ngày. Tuy nhiên, một số kỹ thuật khác dù có vẻ phổ biến, nhưng lại khó thực hiện hơn. Nhưng chính những kỹ thuật đó lại có thể tạo nên sự khác biệt trong cuộc sống.

8 Ngôn ngữ cơ thể giúp bạn thành công

Hãy chắc chắn bạn đã tạo được ấn tượng ban đầu tốt đẹp. Ảnh: Viện truyền thông Strelka, Kiến trúc & Thiết kế.

Dưới đây là 8 kỹ thuật trong ngôn ngữ cơ thể khó có thể tạo thành thói quen nhưng lại giúp ích cho bạn rất nhiều một khi bạn thực hiện chúng.

  • Kỹ thuật "phản chiếu".



  • Để thực hiện kỹ thuật này, bạn cần khéo léo điều chỉnh tư thế cơ thể sao cho gần giống với tư thế người đối diện. "Đây là một kỹ thuật khá khó để luôn nhớ và làm theo. Bởi khi nói chuyện, chúng ta thường chú ý đến câu chuyện của bản thân mình nhiều hơn là chú ý đến người đối diện. Nhưng bằng cách thực hiện kỹ thuật này, bạn sẽ thể hiện được sự ngưỡng mộ và sự đồng tình của mình với người đối diện", Rosemary Haefner, trưởng bộ phận nhân sự tại CareerBuilder cho biết.

    Với mẹo này, bạn cần phải thực hiện một cách tinh tế, tránh tạo cảm giác bạn đang cố tình chế giễu ai đó bằng cách bắt chước lại hành vi của người ta. Nếu làm tốt kỹ thuật này, bạn sẽ tạo được một ấn tượng ban đầu tốt đẹp trong cuộc trò chuyện với người đối diện.

    Tư duy đúng tạo nên khoảng cách giữa người có mức lương năm là 1 tỷ đồng và 100 triệu đồng: 5 lối tư duy giúp bạn “đánh đâu thắng đó”
    Cách tiêu tiền của tỷ phú Warren Buffett
    Các nước đang dùng ứng dụng gì để chống lại Covid-19?

    2. Hãy bước đi đầy mạnh mẽ và tự tin

    Không phải AI cũng có thể bước đi với vẻ tự tin. Trên thực tế cuộc sống thường khó khăn, đôi lúc khắc nghiệt khiến sự tự tin của chúng ta giảm đi khá nhiều. Rất nhiều người trong số chúng ta thường rụt rè và thận trọng, thể hiện ở những bước đi nhẹ, chậm. Bởi vậy, có thể sẽ rất khó để bạn đột nhiên thực hiện được những bước đi mạnh mẽ, dứt khoát thể hiện sự tự tin của bản thân.

    Nhưng bạn có thể làm được. Hãy luyện tập từ từ, tin vào chính mình, và bạn sẽ thực hiện được kỹ thuật này. Khi đã thuần thục, khi những bước chân của bạn đã toát lên cho bạn phong thái tự tin, thì chắc chắn rằng sẽ không còn ai muốn nghi ngờ khả năng của bạn, họ thấy bạn vô cùng thoái mái, hấp dẫn, và đáng tin cậy, theo tạp chí Scientific American.

    3. Làm cho đôi mắt của bạn biết nói

    Những người có ánh nhìn run rẩy thường tạo cảm giác họ đang gặp phải lo lắng gì đó, hoặc bị phân tâm, hoặc tệ hơn – không đáng tin cậy. Có thể sẽ rất khó để kiểm soát ánh nhìn phát ra từ đôi mắt bạn, bởi đối với một số người, làm như vậy thật thiếu tự nhiên Nhưng nếu bạn có thể điều khiển đôi mắt mình, nó sẽ giúp bạn rất nhiều trong cuộc sống

    Thật tốt, vì chúng tôi có thể giúp bạn một vài phương pháp & kỹ thuật để giao tiếp bằng mắt tốt hơn.

    Đến tận hôm nay tôi mới hiểu, tại sao bạn mình làm sếp còn tôi thì cứ mãi ở vị trí nhân viên
    Người tính toán để 14 lần trúng xổ số độc đắc
    Tại sao Tần Thủy Hoàng là vị vua duy nhất mặc áo long bào đen?

    Trong cuốn sách "Học cách trò chuyện với bất cứ ai", tác giả và chuyên gia về giao tiếp Leil Lowndes khuyên rằng bạn nên "giả vờ rằng đôi mắt của bạn đang bị "dính chặt" vào khuôn mặt của người đối diện một cách nồng nàn, ấm áp và háo hức".

    Một khi bạn thành thạo được kỹ thuật giao tiếp bằng mắt tuyệt vời này, bạn sẽ thấy ngay được sự cải thiện đáng kể trong kỹ năng giao tiếp trực diện, giúp bạn đạt được nhiều điều mong muốn trong cuộc sống.

    4. Hãy "khoe" đôi bàn tay của bạn

    Đôi khi, trong một cuộc trò chuyện, bạn sẽ cảm thấy đôi tay mình bị thừa thãi, và bạn không biết nên làm gì với nó cả. Điều này rất dễ xảy ra nếu bạn là một người hay lo lắng và sợ hãi. Do đó, bạn sẽ có xu hướng cho tay vào túi hoặc khoanh tay trước ngực. Đây là điều rất dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu đặt mình vào vị trí người đối diện, bạn sẽ cảm thấy những cử chỉ này có phần hơi "khiếm nhã". Nó thể hiện sự không quan tâm và khó chịu khi trò chuyện với người khác.

    Bởi vậy, theo Business Insider, chúng ta cần "khoe" đôi bàn tay của mình. Ít nhất việc cho người đối diện thấy tay bạn sẽ không thể hiện rằng bạn đang giấu giếm gì đó, và cũng góp phần ngăn cản triệt để việc bạn cho tay vào túi hoặc khoanh tay trước ngực – là những hành động không được khuyến khích trong giao tiếp.

    Hãy khiến cho người khác tin tưởng bạn bằng cách sử dụng các ngôn ngữ cơ thể mở và phóng khoáng. Hãy nhớ luôn tránh những tư thế thể hiện sự phòng thủ của bạn – ngay cả khi bạn cảm thấy bất an và muốn tự bảo vệ bạn cũng không nên "đóng" các cử chỉ cơ thể của mình.

    5. Không nên thể hiện sự bồn chồn, nhưng cũng không nên quá khô cứng

    Hé lộ sự thật về nơi chôn cất Tư Mã Ý: Không thể che giấu dù tìm đủ mọi kế tung hỏa mù
    Lí giải tại sao chữ "x" được dùng để ký hiệu ẩn số trong toán học
    Phát hiện đột phá tại 'địa ngục' sâu 3.000 km của Trái Đất: Thứ quyết định sự tồn vong chính là đây!

    Một số người trong lúc trò chuyện thường lo lắng, bồn chồn. Họ thường gõ gõ ngón tay xuống mặt bàn, rung chân, hoặc khẽ xoắn những lọn tóc của mình. Một số người khác lại nghiêm chỉnh đến mức gần như bất động. Vấn đề ở chỗ, đó chính là biểu hiện của sự thiếu trung thực hoặc sự sợ hãi.

    Đây có lẽ là điều AI cũng biết. Nhưng Lillian Glass – một nhà phân tích hành vi và cũng là một chuyên gia về ngôn ngữ cơ thể, người đã từng làm việc với FBI trong việc giải mã những dấu hiệu của sự thiếu trung thực – cho rằng chúng ta cũng cần để ý đến những người ít di chuyển cơ thể.

    Glass nói: "Đây có thể là một dấu hiệu từ cuộc chiến của các dây thần kinh khi chúng phản ứng lại với các yếu tố tác động bên ngoài, bởi vị trí cơ thể bạn luôn sẵn sàng thay đổi khi cần "đối đầu". Khi bạn nói chuyện và tham gia vào một cuộc đối thoại thông thường, việc bạn cử động một cách thoải mái, nhẹ nhàng và thư thái là điều "đương nhiên", bởi phần lớn những hành động đó là vô thức. Vì vậy, nếu bạn thấy một ai đó cực kỳ cứng nhắc, ngồi yên bất động và không hề di chuyển trong khi trò chuyện, thì bạn cần chú ý rằng đây là một dấu hiệu cảnh báo lớn cho một sự che dấu nào đó".

    Và dĩ nhiên, nếu bạn "lỡ" cảm thấy bồn chồn và căng thẳng trong khi trò chuyện, hãy học cách cân bằng bản thân mình. Hãy cử động cơ thể một cách nhẹ nhàng, vừa phải, thoải mái… và điều đó có nghĩa bạn đang tạo ra một ấn tượng rất tốt trong mắt người khác đó.

    6. Ngồi thẳng lưng

    Chắc hẳn tất cả chúng ta đều được giáo dục rất kỹ về tư thế ngồi. Hẳn bạn còn nhớ khi còn nhỏ, mỗi khi bạn ngồi không thẳng, mắt cúi quá sát vở viết, hoặc còng lưng khi xem phim... thì bố mẹ đều uốn nắn và chỉnh lại dáng ngồi cho bạn – nhất là khi bạn ở độ tuổi dậy thì

    Các bậc cha mẹ rất đúng đắn khi rèn luyện chúng ta như vậy. Bởi ngồi thẳng người là một kỹ thuật giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể vô cùng quan trọng đối với ấn tượng chúng ta tạo ra cho người đối diện.

    Amanda Augustine – một chuyên gia tư vấn tuyển dụng – nói rằng: "Nếu bạn dựa lưng vào ghế, nhà tuyển dụng sẽ đọc được tín hiệu từ bạn cho thấy sự không quan tâm đến vị trí tuyển dụng hoặc không coi trọng buổi phỏng vấn này. Cả hai tín hiệu đó đều hoàn toàn không giúp bạn có được một công việc tốt. Thêm nữa, nếu bạn ngồi ngọ ngoạy và xoay xoay ghế quá nhiều, nhà tuyển dụng sẽ nhìn thấy ngay ở bạn sự thiếu tự tin".

    Thay vào đó, cô khuyên rằng bạn nên ngồi thẳng thớm như thể có một sợi dây đang buộc đầu bạn với cái trần nhà vậy. "Ngồi thẳng người được xem là dấu hiệu của sự thông minh tự tin, quyết đoán và đáng tin cậy", cô nói thêm.

    Dĩ nhiên, việc sửa tư thế ngồi không phải ngày một ngày hai là có thể hoàn thành. Bạn có thể sẽ cần nhiều thời gian hơn, cần kiên nhẫn và quyết tâm hơn nữa để có được dáng ngồi tự tin nhất.

    7. Bắt tay đúng cách


    Dĩ nhiên, sẽ không ai muốn có một cái bắt tay "dead fish" cả (Đây là cụm từ chỉ việc tay bạn cứng đơ, tảng lờ, chẳng tỏ chút gì ý muốn đáp lại cái bắt tay của người đối diện. Nếu lúc đó tay bạn lạnh hoặc là dấp dính mồ hôi nữa thì sẽ khiến người khác nghĩ rằng mình đang nắm phải một con cá chết vậy – và cảm giác đó vô cùng khó chịu). Ashish Arora, nhà sáng lập của InfoShore, đã viết trên LinkedIn: "Một cái bắt tay yếu ớt sẽ đến từ một con người yếu ớt". Điều đó có nghĩa, cái bắt tay cũng thể hiện cho người khác thấy con người của bạn. Và bạn cần thể hiện mình thật chuyên nghiệp trong từng cái bắt tay.

    Vậy, bạn nên bắt tay theo cách nào?

    Arora cho rằng: "Khi bắt tay, bạn hãy giữ lực đủ chặt để cảm nhận xương của người đối diện ấn nhẹ vào da bạn, sau đó bạn đáp lại lực đó bằng một lực tương đương khi bạn thực hiện 2 – 3 lần bắt tay mạnh mẽ tiếp sau đó. Hãy luôn giữ giao tiếp bằng mắt và luôn nhớ nở nụ cười".

    8. Chậm lại

    Khi lo lắng, bạn sẽ có xu hướng thực hiện mọi thứ nhanh hơn, bao gồm cả lời nói và chuyển động của cơ thể bạn. Tuy nhiên, theo Peter Economy – một chuyên gia tổ chức – viết trong cuốn Inc, rằng nếu có cảm giác lo lắng thì chúng ta tốt hơn nên làm cho mọi thứ chậm lại một chút.

    Economy viết rằng: "Khi chúng ta điều khiển được các chuyển động của cơ thể mình, thì điều đó tuyệt vời hơn rất nhiều so với việc chúng ta chỉ làm một vài hành động đơn giản. Não của chúng ta biết điều này, và não của những người khác cũng có thể hiểu được điều này".

    Vì vậy, hãy hít một hơi thật sâu, tự làm bản thân chậm lại một chút, và thật chú ý vào tốc độ của các cử chỉ của bản thân ở những cuộc gặp sau. Bạn sẽ thấy mình tự tin và giá trị hơn rất nhiều.

    Làm Mới
    Bài viết cùng chuyên mục