Phát hiện xác cá mập miệng rộng ở bờ biển Philippines

Trong quá trình thu lưới ngư dân Philippines đã phát hiện xác cá mập miệng rộng mắc vào lưới của họ. Đây là loài động vật rất hiếm thấy bởi chúng sống ở tầng nước sâu có đầu giống củ hành và cái miệng rất to với vô số răng bên trong.

Nhóm ngư dân khiêng con cá mập trong vùng biển giữa tỉnh Albay và Masbate ở miền trung Philippines hôm 28/1

Một số ngư dân phát hiện xác con cá mập kỳ dị do nó mắc lưới của họ ở Burias Pass, khu vực nằm giữa tỉnh Albay và Masbate ở miền trung Philippines. Đầu của nó có hình dạng giống củ hành, còn miệng rất rộng với 50 hàng răng nhỏ bên trong. Nó là cá mập đực và có chiều dài thân 4,5 m.

Cá mập miệng rộng (Megachasma pelagios) là loài động vật biển hiếm mà giới khoa học hầu như không thể tiếp cận do chúng sống ở tầng nước rất sâu trong đại dương. Giới khoa học phát hiện chúng lần đầu tiên vào năm 1976, khi một tàu hải quân Mỹ vô tình kéo một con lên boong trong vùng biển Hawaii. Vào năm 2009, một số ngư dân cũng bắt được một con, song họ đã thịt nó.

Miệng của con cá rất to với vô số răng bên trong

Miệng của con cá rất to với vô số răng bên trong

Giống như cá mập voicá nhám cá mập miệng rộng phân bố trên phạm vi khá rộng. Tuy nhiên, chúng bơi kém nên mức độ hoạt động thấp hơn hai loài kia. Tuy sống ở vùng nước sâu nhưng chúng thường nổi lên mặt nước vào ban đêm để săn mồi. Chiều dài thân tối đa của chúng có thể lên tới hơn 5 m con người mới chỉ thấy 66 con Cá mập miệng rộng. Phần lớn chúng dạt vào các bở biển tại Philippines Nhật Bản và Đài Loan.

Thức ăn chính của cá mập miệng rộng là sinh vật trôi nổi và sứa Chúng lọc thức ăn nhờ bộ răng lược trong miệng. Mỗi khi kiếm mồi, chúng luôn há miệng để nuốt thức ăn. Đầu và miệng của chúng rất to, còn môi dai như cao su. Miệng của chúng có khả năng phát sáng để nhử mồi.

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục