Pháo đài Namhansanseong - Di sản văn hóa thế giới đầu tiên của Hàn Quốc

Pháo đài Namhansanseong nằm trên núi Namhan thuộc tỉnh Gyeonggi, cách trung tâm thủ đô Seoul 25 km về phía Đông Nam. Pháo đài được với mục đích chính là bảo vệ thủ đô Hanyang ( Seoul ngày nay)

Pháo đài Namhansanseong được xây dựng trong triều đại Joseon

Pháo đài được xây dựng ở độ cao 480 mét so với mặt nước biển. Theo lịch sử Hàn Quốc thì pháo đài đã được xây dựng từ khoảng 2.000 năm trước và được sử dụng như là thành phố phòng vệ của triều đại Joseon tại Hàn Quốc ( 1392-1910), không chỉ có vậy, pháo đài Namhansanseong đã chứng kiến 500 năm thăng trầm của triều đại Joseon.

Pháo đài Namhansanseong nằm ở độ cao 500m, thành trong dài 9 km, thành ngoài dài 2.7 km. Thành có đặc điểm là tường thành bên trong thấp và mỏng nhưng tường thành bên ngoài lại cao và hiểm trở. Ngoài bốn cửa chính là Đông, Tây, Nam, Bắc, thành còn có tới 16 cửa bí mật, là nơi để đón quân tiếp viện, nhận vũ khí lương thực.

Cổng chính pháo đài Namhansanseong

Cổng chính pháo đài Namhansanseong

Bên cạnh mục đich phòng thủ, Namhansanseong cũng được sử dụng làm hoàng cung - nơi ở của vua và hoàng thất. Chính vì vậy, đây là thủ đô dã chiến lớn nhất, lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử nhân loại.

Tư duy đúng tạo nên khoảng cách giữa người có mức lương năm là 1 tỷ đồng và 100 triệu đồng: 5 lối tư duy giúp bạn “đánh đâu thắng đó”
Cách tiêu tiền của tỷ phú Warren Buffett
Các nước đang dùng ứng dụng gì để chống lại Covid-19?

Tường thành cũng có rất nhiều hình dạng và vai trò khác nhau như wonseong (nguyên thành), weseong (ngoại thành), chiseong (trĩ thành), ongseong (úng thành). "Nguyên thành" là bức tường thành chính dài 8 km. Sau khi bị tấn công, vua Injo cho xây thêm "ngoại thành" là bức tường thành bên ngoài để bảo vệ

Ngoài ra còn có "trĩ thành" là những bước tường thấp trên mặt thành, "úng thành" được xây chụm lại giống hình chiếc chum, nhằm bảo vệ cửa thành và ngăn cản đợt tấn công đầu tiên của quân địch.

Bên cạnh mục đich phòng thủ Namhansanseong cũng được sử dụng làm hoàng cung

Bên cạnh mục đich phòng thủ Namhansanseong cũng được sử dụng làm hoàng cung

Đến tận hôm nay tôi mới hiểu, tại sao bạn mình làm sếp còn tôi thì cứ mãi ở vị trí nhân viên
Người tính toán để 14 lần trúng xổ số độc đắc
Tại sao Tần Thủy Hoàng là vị vua duy nhất mặc áo long bào đen?

Tại Namhansanseong, cả "trĩ thành" và "úng thành" đều được xây tại năm nơi, "úng thành" được xây hẳn ra ngoài thành làm nhiệm vụ bảo vệ và bao bọc lấy thung lũng bên trong.

Việc xây dựng Namhansanseong trên núi đã cho thấy kỹ thuật quân sự quốc phòng của Hàn Quốc vào thời kỳ Joseon tiến bộ vượt bậc. Không chỉ đạt giá trị cao về mỹ thuật mà còn là công trình phòng thủ hoàn hảo. Năm 1621, Pháo đài Namhansanseong được trùng tu tổng thể vì thế cho đến ngày nay di sản văn hóa này vẫn còn trong tình trạng bảo quản tốt và nguyên vẹn.

Hình ảnh pháo đài Namhansanseong

Hình ảnh pháo đài Namhansanseong

Hé lộ sự thật về nơi chôn cất Tư Mã Ý: Không thể che giấu dù tìm đủ mọi kế tung hỏa mù
Lí giải tại sao chữ "x" được dùng để ký hiệu ẩn số trong toán học
Phát hiện đột phá tại 'địa ngục' sâu 3.000 km của Trái Đất: Thứ quyết định sự tồn vong chính là đây!

Pháo đài Namhansanseong được unesco công nhận là Di sản văn hóa thế giới theo tiêu chí (ii), (iv)

Tiêu chí (ii): Pháo đài Namhansanseong là một ví dụ tuyệt vời thể hiện việc trao đổi những tiến bộ về công nghệ trong xây dựng pháo đài và vũ khí ở khu vực Đông Á qua các cuộc chiến tranh quốc tế. Namhansanseong là thành phố pháo đài duy nhất đóng vai trò là một thành phố phòng vệ để bảo vệ chủ quyền và độc lập của Josoen.

Tiêu chí (iv): Các bức tường thành và phương tiện sử dụng địa hình gồ ghề thể hiện sự phát triển kỹ thuật của kiến trúc pháo đài được tích lũy ở Hàn Quốc từ thế kỉ 7 cho đến thế kỉ 19.

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục