Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của Việt Nam được công nhận là "Di sản văn hóa phi vật thể "

Vượt qua hàng chục hồ sơ các nước được thông qua không cần thảo luận hồ sơ di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của Việt Nam đã chính thức được unesco ghi danh tại danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của Việt Nam đã chính thức được UNESCO là Di sản văn hóa phi vật thể

Vào hồi 17h15 giờ địa phương (21h15 giờ Việt Nam) ngày 1/12/2016, tại phiên họp Uỷ ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 11 của UNESCO diễn ra tại thành phố Addis Ababa, nước Cộng hòa dân chủ Liên bang Ethiopia, di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Ông Phạm Sanh Châu, Vụ trưởng vụ văn hóa đối ngoại và UNESCO, ông là người theo sát di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ tại Phiên họp Uỷ ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 11 nên ông biết, hồ sơ "Thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của Người Việt" được viết với chất lượng cao và là 1/18 hồ sơ được thông qua không cần thảo luận.

19 hồ sơ khác tranh luận quyết liệt kể cả di sản Yoga của Ấn độ. Cùng đợt vinh danh này có cách sản xuất 1500 loại Bia của Bỉ, điệu nhảy Rumba của Cuba và săn mồi bằng chim ưng của 18 nước đồng trình.

Đoàn Việt Nam bảo vệ thành công hồ sơ di sản

Đến tận hôm nay tôi mới hiểu, tại sao bạn mình làm sếp còn tôi thì cứ mãi ở vị trí nhân viên
Người tính toán để 14 lần trúng xổ số độc đắc
Tại sao Tần Thủy Hoàng là vị vua duy nhất mặc áo long bào đen?

Đoàn Việt Nam bảo vệ thành công hồ sơ di sản "Thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của Người Việt" tại UNESCO

Được biết, hồ sơ "Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt" được UNESCO công nhận với những tiêu chí nổi bật sau:

1. Di sản được coi là một phương thức quan trọng đối với các cộng đồng để thể hiện ký ức lịch sử, bản sắc văn hóa, tinh thần đoàn kết và đáp ứng nhu cầu tâm linh;

2. Việc ghi danh di sản này sẽ góp phần vào khả năng bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể nói chung và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của di sản ở các cấp độ khác nhau, do có những điểm tương đồng văn hóa giữa các cộng đồng và các nhóm người tôn thờ các thánh mẫu (nữ thần) như là biểu tượng của lòng từ bi và ban ơn trong các phần còn lại của thế giới, và sự kết hợp của đạo giáo, Phật giáo và nhiều tôn giáo khác đại diện cho di sản này. Đây là di sản chung của nhiều nhóm dân tộc ở Việt Nam, do đó việc ghi danh sẽ khuyến khích đối thoại và tôn trọng sự đa dạng văn hóa ở cấp địa phương. Sự sáng tạo của con người sẽ phong phú hơn vì các yếu tố nghệ thuật của di sản bao gồm những bộ trang phục, điệu múa và âm nhạc chiếm một vị trí quan trọng trong lễ hội.

Hé lộ sự thật về nơi chôn cất Tư Mã Ý: Không thể che giấu dù tìm đủ mọi kế tung hỏa mù
Lí giải tại sao chữ "x" được dùng để ký hiệu ẩn số trong toán học
Phát hiện đột phá tại 'địa ngục' sâu 3.000 km của Trái Đất: Thứ quyết định sự tồn vong chính là đây!

3. Từ những năm 1990, Việt Nam đã tiến hành những biện pháp nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản từ cấp Trung ương đến địa phương. Những biện pháp này thể hiện sự cam kết của chính phủ, cộng đồng và các nhóm chuyên nghiệp trong việc bảo tồn di sản Mục tiêu tổng quát là nhằm bảo vệ di sản chống lại các mối đe dọa đến từ bên ngoài và bên trong, chẳng hạn như việc thương mại hóa quá mức hay các nghi thức cúng bái bị bóp méo;

4. Di sản đề cử được xem là kết quả của sự tham vấn rộng rãi và hợp tác giữa những người thực hành tín ngưỡng , đại diện cộng đồng và các viện nghiên cứu cũng như một số tổ chức phi chính phủ và cơ quan chính phủ;- Di sản đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia vào năm 2013. Công tác kiểm kê di sản được Cục Di sản văn hóa phối hợp với Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam cập nhật hàng năm. Di sản được xây dựng với sự tham gia của cộng đồng địa phương, già làng và thủ nhang.

Tín ngưỡng thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian thuần Việt, đã có lịch sử từ rất lâu

Tín ngưỡng thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian thuần Việt, đã có lịch sử từ rất lâu

Ngoài ra, tín ngưỡng thờ Mẫu hướng đến cuộc sống thực tại của con người với ước vọng sức khỏe tài lộc, may mắn. Đây là một nhu cầu trong đời sống tâm linh của người Việt.

Tín ngưỡng thờ Mẫu được hiểu là gắn liền với nhiều hình tượng người phụ nữ là các nhân vật lịch sử hoặc được lịch sử hóa như Thánh mẫu Liễu Hạnh, Quốc mẫu Âu Cơ, Vương Mẫu, Linh Sơn Thánh Mẫu...

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục