Sự thật về hình cây đa và chú Cuội trên Mặt trăng mà ta vẫn thường thấy

Người Việt Nam khi nhìn trăng thì hình dung ra cây đa và chú Cuội. Còn người nước ngoài khi ngắm Trăng lại cho đó là hình khuôn mặt của một người đàn ông.

Sự tích chú Cuội ngồi trên cung Trăng với hình ảnh cây đa cổ thụ và người ngồi dưới gốc cây tạo bởi những vết lồi lõm trên mặt trăng vẫn thường được mọi người nhắc đến mỗi dịp trăng tròn.

Chú Cuội ngồi gốc cây đa.

Chú Cuội ngồi gốc cây đa.

Dĩ nhiên những điều đó chỉ là 1 ảo ảnh, được định hình bởi những vết lõm của Mặt Trăng (những đồng bằng bằng phẳng hình thành từ dung nham của những đợt phun trào núi lửa cổ đại).

Mặt trăng không tự phát sáng như Mặt trời. Ánh trăng mà chúng ta nhìn thấy chỉ là sự phản xạ của ánh sáng mặt trời chiếu lên mặt trăng. Chúng ta chỉ có thể nhìn thấy một mặt của Mặt trăng mà thôi.

Sự thật về hình cây đa và chú Cuội trên Mặt trăng mà ta vẫn thường thấy

Sở dĩ như vậy là do Mặt trăng vừa quay quanh mình nó, vừa quay quanh Trái đất thời gian tự quay một vòng đúng bằng thời gian chuyển động quanh trái đất (27,3 ngày). Bởi vậy Mặt trăng mãi mãi chỉ hướng có một mặt về Trái đất.

Hé lộ sự thật về nơi chôn cất Tư Mã Ý: Không thể che giấu dù tìm đủ mọi kế tung hỏa mù
Lí giải tại sao chữ "x" được dùng để ký hiệu ẩn số trong toán học
Phát hiện đột phá tại 'địa ngục' sâu 3.000 km của Trái Đất: Thứ quyết định sự tồn vong chính là đây!

Khi Mặt trăng hoàn toàn đối diện với Mặt trời thì một nửa hướng về Trái đất đều nhận được ánh sáng Mặt trời do đó ta thấy trăng tròn (trăng vọng). Lúc đó vì Mặt trăng được chiếu sáng đầy đủ nên ta có thể thấy được các vết lõm trên bề mặt của Mặt trăng.

Bề mặt Mặt trăng.
Bề mặt Mặt trăng.

Quan sát các vết lõm trên bề mặt Mặt trăng người ta tưởng tượng ra hình cây đa và chú Cuội, nhưng thực ra chỉ có những lớp bụi dày màu nâu mà thôi.

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục