Phát hiện hóa thạch cực hiếm của khủng long Sauropod ở Anh

Khủng long Sauropod là một trong những sinh vật lớn nhất trên trái đất hóa thạch của chúng hiện nay rất hiếm. Các nhà khoa học Anh vừa phát hiện một hóa thạch cực hiếm của khủng long sauropod, nhóm bò sát khổng lồ ăn thực vật tồn tại ở kỷ Jura hóa thạch có niên đại 176 triệu năm và là hóa thạch khủng long Sauropod cổ nhất nước Anh.

Hóa thạch khủng long cực hiếm ở Anh

Các nhà khoa học cho biết hóa thạch khủng long vừa tìm thấy thuộc dạng cực hiếm vì những dấu tích từ kỷ Jura thường chỉ thấy ở một vài nơi trên thế giới, như Trung Quốc và Argentina.

Loài khủng long Sauropod

Loài khủng long Sauropod

Con khủng long được đặt biệt danh là Alan. Hóa thạch là đốt xương sống của Alan, phát hiện ở gần bờ biển hạt Yorkshire, miền bắc nước Anh. Đốt sống dài 29 cm, cao 11 cm, nặng khoảng 15 kg.

Sauropod sống ở kỷ Jura, cách đây 176 triệu năm. Một số loài trong nhóm Sauropod là những sinh vật lớn nhất từng bước đi trên mặt đất, với đặc trưng là chiếc cổ dài, đầu nhỏ, thân hình đồ sộ đứng trên bốn chân to. Trong đó, loài khủng long Argentinosaurus có thể dài đến 35 m, nặng 85 tấn.

Hóa thạch của khủng long sauropod vừa được tìm thấy

Hóa thạch của khủng long sauropod vừa được tìm thấy

Xương hóa thạch của Alan đang được lưu giữ tại bảo tàng Yorkshire ở thành phố York, thuộc hạt Yorkshire (Anh). Nhóm nghiên cứu của Đại học Manchester do giáo sư Phil Manning dẫn đầu đã và đang tiến hành nghiên cứu và sử dụng tia-X để chụp cắt lớp hóa thạch.

Các mẫu hóa thạch kỷ Jura có vai trò quan trọng, giúp cung cấp cho giới khoa học những bằng chứng về sự phân bố và tiến hóa của các loài khủng long - thành viên của nhóm nghiên cứu tiến sĩ Victoria Egerton, cho biết.

Hóa thạch sẽ chính thức được trưng bày cho công chúng thưởng lãm từ ngày 8/6, tại bảo tàng Yorkshire.

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục