Tìm thấy khối vật chất ngoài hành tinh nặng 13kg tại sa mạc Iran

Sau khi thiên thạch lao vào trái đất năm 2013 rất nhiều đội nghiên cứu đã được thành lập để tiến hành tìm kiếm những mảnh thiên thạch còn sót lại. Và một nhóm 4 nhà địa chất học người Nga sau nhiều tháng tìm hiểu đã tìm thấy khối vật chất ngoài hành tinh nặng 13kg tại sa mạc Dasht-e-Lut (Iran).

Vụ nổ thiên thạch năm 2013 tại Nga

Tròn 105 năm sau sự kiện Tunguska bí ẩn (xảy ra năm 1908) gây chấn động toàn cầu, ngày 15/2/2013, nhân loại tiếp tục được chứng kiến vật thể lớn nhất từng được biết trong vòng 1 thế kỷ lao vào Trái Đất

Một thiên thạch đường kính 17m, nặng gần 10.000 tấn đã lao thẳng vào bầu khí quyển Trái Đất trên bầu trời nước Nga với vận tốc 54.000 km/giờ, gấp 44 lần vận tốc âm thanh

Vệt sáng đường đi với vận tốc gấp 44 lần vận tốc âm thanh của thiên thạch lao vào nước Nga năm 2013.

Vệt sáng đường đi với vận tốc gấp 44 lần vận tốc âm thanh của thiên thạch lao vào nước Nga năm 2013. 

Khi bay đến bầu trời khu vực tỉnh Chelyabinsk (Nga) ở độ cao cách mặt đất 25km quả cầu lửa bùng nổ dữ dội.

NASA về sau tính toán, nhiệt lượng mà thiên thạch giải phóng giây phút đó tương đương với 500 kiloton thuốc nổ TNT, mạnh gấp 20 lần so với quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima (Nhật Bản) năm 1945.

Nhiệt lượng mà thiên thạch giải phóng ra tương đương với 500 kiloton thuốc nổ TNT.

Nhiệt lượng mà thiên thạch giải phóng ra tương đương với 500 kiloton thuốc nổ TNT.

Vụ nổ thiên thạch năm 2013 đã khiến hơn 1.600 người gần thành phố Chelyabinsk bị thương do sóng xung kích.

Thiên thạch đường kính 17m đã nổ ra thành 7 vẫn thạch chính, một trong số đó đã rơi xuống hồ băng Chebarkul.

Sự kiện gây chấn động này được giới địa chất học vô cùng quan tâm. Rất nhiều đội nghiên cứu được thành lập ngay trong năm 2013 để tìm kiếm các vẫn thạch còn lại bắn ra khắp vùng lân cận.

Phát hiện manh mối về vụ nổ thiên thạch năm 2013

Đầu năm 2017, một nhóm nghiên cứu gồm 4 nhà địa chất học đến từ trường Ural Federal University (Nga) đã đến sa mạc Dasht-e-Lut (Iran, khu vực gần nơi diễn ra vụ nổ trên không) để tìm kiếm những manh mối về vẫn thạch của thiên thạch đường kính 17m.

Sau vài tháng tìm kiếm, kết quả tìm được nằm ngoài dự kiến của nhóm nghiên cứu khi họ phát hiện thấy một khối vật chất giống thiên thạch và nặng 13 kg.

Địa điểm sa mạc Dasht-e-Lut (Iran), nới các nhà khoa học Nga tìm thấy khối vật chất ngoài hành tinh.

Địa điểm sa mạc Dasht-e-Lut (Iran), nới các nhà khoa học Nga tìm thấy khối vật chất ngoài hành tinh. 

Giáo sư địa chất học Viktor Grokhovsky, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu cho biết: "Qua phân tích ban đầu của khối vật chất ngoài hành tinh chúng tôi ước tính nó có cùng niên đại với Hệ Mặt Trời của chúng ta, cụ thể là khoảng 4,5 tỷ năm".

Hiện tại các nhà khoa học Nga đã phối hợp với các chuyên gia tại trường Đại học Kerman của Iran để đưa khối vật chất chưa từng có trên Trái Đất này đến phòng thí nghiệm Extra Terra Consortium (Nga) và nghiên cứu chuyên sâu về khối vật chất này.

Phát biểu với tờ Sputnik News, giáo sư Grokhosvky khẳng định: "Việc tìm hiểu niên đại và thành phần của khối vật chất này sẽ giúp chúng ta biết được rõ năm nó hình thành và tồn tại trong vũ trụ.

Chưa hết, chỉ cần nghiên cứu phần thân đã bị bao mòn trong quá trình bay đến Trái Đất, chúng ta hoàn toàn có thể đoán được khoảng cách của nó trước khi lao về phía hành tinh chúng ta. Theo tôi dự đoán, rất có thể, thiên thạch này tồn tại trong hệ Mặt trời của chúng ta.

Hơn nữa, nếu khối vật chất này là vẫn thạch của vụ nổ năm 2013 thì kết quả thu được có thể giúp chúng ta hiểu thêm về thiên thạch từng "tấn công" Trái Đất cách đây 4 năm".

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục