Vỏ trứng hóa thạch của đà điểu khẳng định thuyết trôi dạt lục địa

Bằng chứng về sự trôi dạt của các lục địa hiện nay rất nhiều. Các hóa thạch động thực vật có tuổi như nhau (ví dụ hóa thạch của một loại cá sấu được tìm thấy ở Brasil và Nam Phi) được tìm thấy ở bờ của các lục địa cho thấy rằng chúng đã từng có một nguồn gốc chung. 

Và mới đây các nhà khoa học đã khẳng định như vậy trong một công trình nghiên cứu vừa công bố, các kết quả xét nghiệm ADN trong các vỏ trứng đà điểu đã xác nhận một số khía cạnh của lý thuyết trôi dạt lục địa.

Lý thuyết trôi dạt lục địa được Alfred Wegener đưa ra lần đầu tiên năm 1912 và tồn tại cho đến khi nó được thay thế bởi lý thuyết kiến tạo mảng.

Họ hàng của loài đà điểu từng sống tại Ấn Độ 25.000 năm trước đây.

Họ hàng của loài đà điểu từng sống tại Ấn Độ 25.000 năm trước đây.

Phân tích các vỏ trứng hóa thạch được phát hiện ở Ấn Độ cho thấy rằng đó là vỏ trứng của họ hàng xa xưa của đà điểu. Nhưng quê hương của đà điểu vẫn được giới khoa học coi là lục địa châu Phi, vốn không kết nối với lục địa Âu Á.

Điều này khẳng định lý thuyết trôi dạt lục địa, ban đầu tồn tại siêu lục địa Gondwana, sau đó, siêu lục địa mới chia thành châu Phi, Nam Mỹ nam cực Úc, Madagascar, Ấn Độ, New Zealand và Ả Rập.

Có lẽ tổ tiên của loài đà điểu đã sống ở châu lục Gondwana này trước khi nó tách ra.

Thuyết trôi dạt lục địa

Thuyết trôi dạt lục địa

Trước đây, các nhà nghiên cứu khác đã từng nêu giả thiết rằng những con đà điểu có thể đã sống ở Ấn Độ, nhưng bằng chứng cho lý thuyết này là chưa đủ. Những mảnh vỡ của vỏ trứng được tìm thấy trước đây tương tự như vỏ trứng đà điểu, nhưng trong đó không có đủ ADN để phân tích

Còn bây giờ, giả thiết này đã được chứng minh ở cấp độ phân tử

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục