Mã vạch UPC là gì? Cách đọc mã vạch UPC để xác định xuất xứ sản phẩm

UPC hay còn gọi là Mã sản phẩm luôn luôn được in trên bao bì dùng để nhận biết xuất xứ của các mặt hàng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn đọc danh sách các mã vạch ứng với từng quốc gia và cách đọc mã vạch UPC, để có thể xác định xuất xứ của sản phẩm mà không cần đến thiết bị điện tử.

Mã vạch UPC là gì?

Mã vạch UPC-A hay EAN.UCC-12 là loại mã vạch sử dụng phổ biến ở Bắc Mỹ (Mỹ và Canada) cho đến hiện nay, mặc dù từ ngày 1 tháng 1 năm 2005 người ta đã bắt đầu chuyển sang sử dụng EAN-13 để phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.

Mã vạch UPC-A có thể tìm thấy trên rất nhiều chủng loại hàng hóa tiêu dùng trong các siêu thị hay cửa hàng cũng như trên sách, báo, tạp chí.

Mã vạch UPC

Mã vạch UPC

Do vậy đôi khi người ta gọi chúng là "mã vạch UPC". Điều này thực ra không chính xác do các loại mã vạch UPC khác cũng tồn tại (chẳng hạn UPC-E, UPC bổ sung 2 số, UPC bổ sung 5 số...). UPC-A mã hóa dữ liệu là một chuỗi 11 số (có giá trị từ 0 đến 9) và có một số kiểm tra ở cuối để tạo ra một chuỗi số mã vạch hoàn chỉnh là 12 số. Do vậy mới có từ EAN.UCC-12.

Cách đọc mã vạch UPC

Nguyên tắc chung để xác định đó là ba con số đầu tiên của mã vạch UPC. Nó sẽ cho biết nhà máy hay quốc gia xuất khẩu sản phẩm đó. Chẳng hạn với mã vạch của Việt Nam sẽ là 893, của Hàn Quốc sẽ là 880 và Trung Quốc sẽ từ 690 đến 695,...

bảng mã vạch theo quy chuẩn quốc tế

bảng mã vạch theo quy chuẩn quốc tế

Một số trường hợp đặc biệt khó xác định xuất xứ như một công ty ở Ấn Độ nhập khẩu hoa quả từ Trung Quốc sau đó lại xuất khẩu sang các nước khác nên mã vạch hiển thị xuất xứ hoa quả sẽ ở Ấn Độ chứ không phải Trung Quốc.

Trên đây là bảng mã vạch theo quy chuẩn quốc tế, giúp bạn nhận biết xuất xứ hàng hóa. Trước khi mua hàng, người tiêu dùng không chỉ nên kiểm tra bảng mã vạch mà còn tìm hiểu thông tin của công ty sản xuất, cũng như công ty nhập khẩu hàng.

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục