Độc tính của băng phiến, bạn tuyệt đối đừng lơ là khi dùng chúng

Tìm hiểu về băng phiến

Băng phiến hay còn gọi viên long não hay Naphtalen (còn gọi là Naphtalin, băng phiến, nhựa long não, nhựa trắng...) là một hydrocacbon ở thể rắn tinh thể màu trắng. Naphtalen dễ bay hơi tạo thành hơi dễ cháy.

Băng phiến là một hydrocacbon ở thể rắn

Băng phiến là một hydrocacbon ở thể rắn

Cấu tạo của băng phiến gồm 2 vòng benzen gắn vào nhau với công thức tổng quát C10H8, có tác dụng đuổi côn trùng mối mọt, rận rệp phá hoại quần áo nên thường được cho vào tủ quần áo để đuổi mối mọt, gián.

Độc tính của băng phiến

Băng phiến gây ngộ độc nhất là trẻ em dưới 5 tuổi. Ngộ độc xảy ra khi nuốt nhầm hoặc hít quá nhiều hơi băng phiến trong môi trường kín, thiếu khí trời, không thông thoáng.

Riêng ở trẻ nhỏ rất dễ bị ngộ độc vì khi mặc quần áo vừa lấy ra khỏi tủ có chứa viên thuốc này, hơi còn bám rất nhiều, lâu trên quần áo. Mặt khác, băng phiến có thể hấp thu trực tiếp một phần qua da của trẻ, từ đó có thể gây độc với cơ thể của trẻ. Ngoài ra, nó còn gây ngộ độc mãn nếu hít chất này dưới dạng hơi trong thời gian dài.

Ngộ độc cấp: Buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy, vàng da, tiểu sậm màu, nhức đầu, bồn chồn, kích động, lú lẫn, co giật rồi hôn mê, thậm chí có thể tử vong.

Băng phiến gây ngộ độc ở trẻ em

Băng phiến gây ngộ độc ở trẻ em

Ngộ độc mãn: Có thể gây vỡ hồng cầu làm thiếu máu, gây hoại tử gan, tổn thương thần kinh (nhất là ở trẻ nhỏ) làm mệt mỏi, cáu gắt, hay chóng mặt, làm việc kém, trẻ em thì chậm lớn.

Bệnh nhân có thể tiêu chảy kéo dài, viêm hô hấp trên (mũi hầu, họng) và hô hấp dưới (khí quản, phế quản, phổi) mãn tính, đục thủy tinh thể, tổn thương võng mạc (lớp nằm trong cùng của đáy mắt) làm giảm thị lực.

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục