Hiện tượng hiếm gặp: Hàng ngàn "viên đá quý" trải khắp bờ sông ở Nhật

Nếu tới dòng sông Tokachi vào tháng Giêng và tháng Hai, bạn có thể quan sát một hiện tượng thiên nhiên không ở đâu có được trên thế giới.

Nếu tới dòng sông Tokachi thuộc Hakkaido của Nhật Bản vào thời gian này, bạn sẽ vô cùng thích thú khi ngắm nhìn một hiện tượng thiên nhiên vô cùng hiếm gặp xuất hiện rải rác ở bờ sông.

Những khối băng xuất hiện quanh bờ sông Tokachi.
Những khối băng xuất hiện quanh bờ sông Tokachi.

Những "viên ngọc" bị sóng đánh vào bờ

Đó là những khối băng trong suốt như pha lê xuất hiện ở bờ sông Tokachi như những viên đá quý nằm trên cát, điều khiến cho hiện tượng này càng trở nên độc đáo là nó không thể tìm thấy ở bất cứ nơi đâu khác trên thế giới.

Người ta thường gọi những mảnh băng này là "băng đá quý" (jewel ice) hay băng của sông Tokachi (Tokachi River ice), chúng được tạo thành do sự kết hợp giữa nước sông tinh khiết nhiệt độ âm và các cơn sóng!

Hiện tượng thú vị này khiến rất nhiều người cảm thấy vô cùng thích thú, biến Hokkaido trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn và đầy tiềm năng.

Đến tận hôm nay tôi mới hiểu, tại sao bạn mình làm sếp còn tôi thì cứ mãi ở vị trí nhân viên
Người tính toán để 14 lần trúng xổ số độc đắc
Tại sao Tần Thủy Hoàng là vị vua duy nhất mặc áo long bào đen?

Nơi đây thường thu hút khách tham quan và cả các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp tìm đến vào khoảng tháng Giêng và tháng 2.

Điều gì tạo nên hiện tượng thiên nhiên thú vị này?

Ánh sáng Mặt Trời càng tạo nên vẻ đẹp cho các khối băng.
Ánh sáng Mặt Trời càng tạo nên vẻ đẹp cho các khối băng.

Nhà vật lý đại dương Peter Wadhams tới từ Đại học Cambridge (Anh) nói trên tạp chí The New York Times rằng:

Hé lộ sự thật về nơi chôn cất Tư Mã Ý: Không thể che giấu dù tìm đủ mọi kế tung hỏa mù
Lí giải tại sao chữ "x" được dùng để ký hiệu ẩn số trong toán học
Phát hiện đột phá tại 'địa ngục' sâu 3.000 km của Trái Đất: Thứ quyết định sự tồn vong chính là đây!

"Tôi chưa bao giờ nghe đến hiện tượng tự như vậy cũng như được thấy ở bất cứ nơi đâu khác".

Ông cũng cho hay các khối băng này sở dĩ vô cùng trong suốt vì nước sông không chứa muối hay tạp chất, sự tinh khiết của nước sông đã giúp tạo nên những viên ngọc tuyệt đẹp như ngọc xafia, màu sắc của bầu trời cũng góp phần tạo nên sự lung linh huyền ảo.

Nhà hóa học về băng Werner F. Kuhs tới từ The New York Times cho hay thành phần của "băng đá quý" tương tự với tinh thể tuyết.

Nhà vật lý học thiên thể Tamela Maciel giải thích thêm trên Physics Central rằng để có được hiện tượng thiên nhiên có một không hai này đòi hỏi quá trình đóng băng từ từ cũng như nước phải rất tinh khiết.

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục