Cách ngăn chặn khí hậu Trái Đất khắc nghiệt hơn là cắt giảm năng lượng hóa thạch dùng năng lượng sạch

Cách nhanh nhất để có thể ngăn chặn việc khí hậu Trái Đất đang ngày càng trở nên khắc nghiệt đó chính là loài người ngay lập tức phải cắt giảm toàn bộ năng lượng hóa thạch để sử dụng năng lượng sạch.

Nhưng vào thời điểm hiện tại, biện pháp ấy có thể là một điều không thể thực hiện được. Chính bởi vậy mà những nhà khoa học và những nhà cải cách công nghệ đang tính đến kĩ thuật Geoengineering - kĩ thuật thực hiện những thay đổi trực tiếp lên địa cầu bao gồm cả việc thay đổi tính chất của những đám mâybầu trời nhằm làm mát Trái Đất và hút khí CO2 khỏi bầu khí quyển

Nhưng ý tưởng ấy đã và đang vấp phải nhiều sự phản đối mạnh mẽ. Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng những dự án như thế sẽ là một phần quan trọng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu nhưng có những lời phản đối với lí do rằng những biện pháp can thiệp vào cảnh quan thế giới sẽ dẫn tới nhưng mối nguy khác. Nhiều người còn cho rằng trong tương lai sẽ nổi lên những kẻ mang danh nghĩa "học giả" đứng lên kêu gọi kích hoạt những biện pháp thay đổi thế giới và làm bùng lên những cuộc xung đột mang tính quốc tế.

Vào ngày 20/7 vừa qua, tạp chí Science đã đưa ra những thông tin đánh giá về hai dự án Geoengineering được giới khoa học ủng hộ nhất. Đó là dự án trùng tu mây ti (Cirrus cloud) và dự án bơm khí lưu huỳnh vào bầu khí quyển. Tác giả của bài báo cho biết thêm rằng hai dự án này mang rất nhiều những rủi ro tiềm tàng và chúng cũng không có quá nhiều tiềm năng. Tuy việc nghiên cứu và công tác đề ra những kế hoạch vẫn đang được thực hiện, nhưng nhiều nhà nghiên cứu mong rằng thế giới trong tương lai sẽ không cần được cứu vãn bằng những dự án này.

Dự án tái tạo phun trào núi lửa

Nếu chúng ta liên tục lui thời điểm cắt giảm khí gây hiệu ứng nhà kính cho tới năm 2040 thì nhiệt độ thế giới sẽ tăng hơn 2­ độ C so với thời kì tiền công nghiệp hóa. Đây là lời dự đoán của tác giả Ulrike Niemeier và Simone Tilmes viết trên tạp chí Science. Sự nóng lên này được cho là sẽ gây ra những hậu quả nặng nề cho loài người và cho Trái Đất Tác giả của bài viết cũng khẳng định rằng để có thể chấm dứt thảm họacon người đang phải chịu đựng thì chúng ta cần phải có những biện pháp quyết liệt. Một trong số những biện pháp ấy chính là giả lập một vụ phun trào núi lửa

Tư duy đúng tạo nên khoảng cách giữa người có mức lương năm là 1 tỷ đồng và 100 triệu đồng: 5 lối tư duy giúp bạn “đánh đâu thắng đó”
Cách tiêu tiền của tỷ phú Warren Buffett
Các nước đang dùng ứng dụng gì để chống lại Covid-19?

Khi một miệng núi lửa phun trào, nó thải ra một lượng lớn dung nham khí gas khói bụi và lấp đầy không khí với khí lưu huỳnh. Những đám mây lưu huỳnh trên sẽ phản chiếu lại bức xạ Mặt Trời đẩy chúng trở lại vũ trụ Điều này được cho là sẽ có tác dụng làm mát Trái Đất Những nhà khoa học cũng đang cố gắng tìm ra cách để dự án này trở thành hiện thực, nhắm tới mục tiêu đó là bơm thêm khí lưu huỳnh vào trong bầu khí quyển.

Để có thể đạt được mục đích trên, theo sự tính toán của hai tác giả Ulrike và Simone, lượng khí lưu huỳnh mà chúng ta cần bơm sẽ tương đương với lượng khí do vụ phun trào ngọn núi Pinatubo xảy ra vào năm 1991 và việc này sẽ phải được thực hiện sau mỗi 160 năm. Chú giải thêm: vụ phun trào núi lửa Pinatubo là vụ phun trào có quy mô lớn thứ hai thế giới trong thế kỉ trước. Điều này tương đương với việc chúng ta sẽ phải thực hiện bơm khí lưu huỳnh bằng 6.700 chuyến bay mỗi ngày với lượng thiệt hại ước tính lên tới 20 tỷ USD mỗi năm.

Nhưng điều đáng buồn rằng kết quả của dự án này được ước tính trên điều kiện đó là lượng khí carbon được thải ra bằng không trước năm 2100 và cho tới hiện nay thì công nghệ của chúng ta vẫn không thể làm được việc này.

Không những vậy, chúng ta vẫn còn chưa dự đoán được toàn bộ những rủi ro phải đối mặt khi dự án này được thực hiện tuy nhiên điều chúng ta quan tâm nhất đó chính là lỗ hổng trên tầng Ozone, lớp áo bảo vệ Trái Đất khỏi tia cực tím. Song mặt trái của dự án này chính là việc nó có thể làm biến đổi những cơn bão nhiệt đới gió mùa, làm giảm lượng mưa và có thể gây hạn hán tại nhiều nơi.

Dự án sửa mây ti

 

Đến tận hôm nay tôi mới hiểu, tại sao bạn mình làm sếp còn tôi thì cứ mãi ở vị trí nhân viên
Người tính toán để 14 lần trúng xổ số độc đắc
Tại sao Tần Thủy Hoàng là vị vua duy nhất mặc áo long bào đen?

Một biện pháp quyết liệt nữa nhằm hạ nhiệt Trái Đất đó chính là thay đổi bản chất của những đám mây Theo nhà khoa học Kata Marvel giải thích tại TED 2017 thì những đám mây trên bầu trời vừa có lợi và vừa có hại. Lợi ở chỗ mây có khả năng phản xạ lại bức xạ mặt trời và đẩy chúng về vũ trụ điều này sẽ giúp hạ nhiệt Trái Đất. Nhưng đồng thời, những đám mây cũng có thể đóng vai trò như với khí CO2 trong hiện tượng hiệu ứng nhà kính

Những đám mây ti là những đám mây mỏng, kéo dài thành muột chuỗi trên bầu trời. Loại mây này không thể phản xạ nhiều bức xạ Mặt Trời nhưng đồng thời lại không cho nhiệt từ Trái Đất thoát ra ngoài. Tác giả Ulrike Lohmann và Blaz Gasparini cũng có viết trên tạp chí Science rằng những nhà nghiên cứu đang tìm cách để nhiệt có thể thoát ra thông qua những đám mây mỏng. Nhiệm vụ này sẽ được thực hiện bằng cách gieo những phân tử vật chất nhỏ như hóa chất bụi xa mạc hay phấn hoa vào trong những đám mây ti nhằm chia cắt hình thái ban đầu của chúng.

Nhưng dự án này cũng có thể sẽ kéo theo nhiều rủi ro. Theo bài báo, nếu việc gieo những hạt vật chất này không được gieo ở những vị trí cần thiết thì những đám mây ti sẽ tiếp tục hình thành ở những nơi mà chúng có thể chưa từng tồn tại và hệ lụy sẽ là "chữa lợn lành thành lợn què".

Không những vậy, giống như việc bơm khí lưu huỳnh vào bầu khí quyển, dự án này cũng sẽ không thể thay đổi lượng khí CO2 có sẵn trong không khí hay làm giảm lượng CO2 mà chúng ta sẽ thải ra. Chính bởi vậy, độ axit của nước biển vẫn sẽ tiếp tục tăng.

Về mặt lí thuyết, dự án này thực sự có thể được thực hiện nhưng cho tới nay chúng ta vẫn còn ở trong giai đoạn tìm hiểu ban đầu về việc này. Nhưng trên hết, những nhà khoa học đang vấp phải những rào cản khiến những dự án tái thiết môi trường Trái Đất: mâu thuẫn giữa người và người.

Mâu thuẫn về tái thiết thế giới

Một khi những công nghệ Geoengineering được phát triển, sẽ có những cá nhân hay quốc gia đơn phương quyết định việc sử dụng nó. Điều này kéo theo nhiều mâu thuẫn. Trong một bài viết trên tạp chí Science của một tác giả đến từ Carnegie Climate Geoengineering Initiative đã có chỉ ra rằng hiện nay trên thế giới chưa có một sự thống nhất chung về việc chúng ta phải đặt lợi ích thế giới lên trước những nguy cơ sẽ ảnh hưởng tới một khu vực nhất định nếu sử dụng Geoengineering. Viễn cảnh tồi tệ nhất mà chúng ta có thể tưởng tượng được đó chính là việc sẽ có một làn sóng mâu thuẫn quốc tế sau khi một dự án Geoengineering được triển khai.

Hé lộ sự thật về nơi chôn cất Tư Mã Ý: Không thể che giấu dù tìm đủ mọi kế tung hỏa mù
Lí giải tại sao chữ "x" được dùng để ký hiệu ẩn số trong toán học
Phát hiện đột phá tại 'địa ngục' sâu 3.000 km của Trái Đất: Thứ quyết định sự tồn vong chính là đây!

Điều này nghe có vẻ tiêu cực nhưng đã có một nhà khoa học kể về một hội thảo lấy ý kiến về việc áp dụng công nghệ Geoengineering. Tại hội nghị này người ta đã mạnh mẽ nêu lên đáp án cho câu hỏi "điều gì tồi tệ nhất sẽ xảy ra" và câu trả lời có lẽ đủ để khiến người ta giật mình: chiến tranh hạt nhân

Giải pháp tối ưu nhất?

Tại hội nghị TED 2017, Kate Marvel so sánh Geoengineering với việc một bác sỹ nói với bệnh nhân "Anh bị cảm cúm và tôi biết rõ tại sao anh lại bị thế nhưng chúng ta sẽ không chữa nó. Tôi sẽ đưa anh một ít thuốc Ibuprofen nhưng mũi anh cũng sẽ không còn lành lặn đâu". Nói theo một cách khác, chúng ta dường như đang tìm những biện pháp đầy rủi ro mà chưa từng được áp dụng để giải quyết một vấn đề cơ bản: hiệu ứng nhà kính.

Ngay cả khi việc áp dụng Geoengineering được lên kế hoạch cẩn thận thì thật ngốc nghếch khi cố cứu thế giới mà không muốn phải cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính bởi chúng ta không giải quyết được nguyên nhân chính gây ra căn bệnh. Không những vậy, việc chỉ áp dụng những biện pháp Geoengineering mà không cắt giảm lượng khí thải sẽ tốn của chúng ta hàng thế kỉ để hoàn thành trong khi đó chúng ta còn thậm chí không thể biết hết được những tác dụng phụ của điều này. Nhưng ngay cả khi chúng ta cùng chấp nhận việc này thì loài người vẫn còn phải tiếp tục tìm ra thêm những biện pháp mới nhằm loại bỏ tồn dư của khí gây hiệu ứng nhà kính ra khỏi bầu khí quyển và tìm cách lưu trữ lượng carbon đó an toàn.

Dù là việc loại bỏ và lưu trữ carbon đang có nhiều tiến bộ nhưng chúng ta còn rất nhiều điều phải làm và khoa học vẫn còn đang ở bước đầu của cả một quá trình dài. Chính bởi vậy mà giải pháp tối ưu nhất cho việc tái thiết lại thế giới nằm ở việc chúng ta cùng nhau chung tay giảm thiểu và cắt giảm khí thải từ quá trình đốt nguyên liệu hóa thạch Không những vậy, Hiệp định Paris cần cứng rắn hơn nữa. Nếu thực hiện được điều này con người sẽ không còn phải nghĩ tới công cụ mang tên Geoengineering.

Trung Nguyễn

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục