Chín ảo ảnh thị giác đánh lừa mắt người nổi tiếng nhất thế giới

Bóng ma Broken Mặt Trời giả ảo ảnh sa mạc là một trong những ảo ảnh thị giác nổi tiếng trong tự nhiên. Thế nhưng bạn có biết, đường đi của ánh sáng, độ cong của Trái Đất và nhiệt độ không khí là một số tác nhân gây nên những ảo ảnh này.

Ảo ảnh Fata Morgana

Ảo ảnh thị giác này xuất hiện trên biển hoặc hồ lớn. Nó khiến các vật thể ở phía xa như tàu thuyền hay đường bờ biển như thể đang lơ lửng trên không. Hiện tượng này xuất hiện khi ánh sáng bị khúc xạ hay bẻ cong bởi môi trường nhiệt độ không khí trái ngược.

Mô phỏng hiện tượng Fata Morgana.

Mô phỏng hiện tượng Fata Morgana.

Ở biển, không khí gần bề mặt được làm mát bởi nước biển, nên nhiệt độ tăng dần lên theo độ cao. Ánh sáng đi xuyên qua không khí nóng dễ dàng hơn rất nhiều, nên nó tiếp cận mắt người quan sát phía xa sau khi khúc xạ bên trên vùng không khí mát.

Não bộ mặc định ánh sáng di chuyển theo đường thẳng, nên sẽ bị đánh lừa bởi hiện tượng khúc xạ và cho rằng vật thể phía xa đang lơ lửng trong không khí.

Hiện tượng Mặt Trời giả

Mặt trời giả

Mặt Trời giả là hiện tượng làm xuất hiện các điểm sáng (Mặt Trời giả) ở cả hai bên của Mặt Trời thật. Ảo ảnh thường xuất hiện khi Mặt Trời mọc hoặc lặn. Ngoài ra, có thể còn xuất hiện một quầng sáng mờ thành hình vòng cung xung quanh Mặt Trời thật.

Nguyên lý hiện tượng Mặt Trời giả.

Nguyên lý hiện tượng Mặt Trời giả.

Nguyên nhân là do ánh sáng đi xuyên qua tinh thể băng và bị bẻ cong một góc 22 độ. Tinh thể băng tồn trữ trong đám mây ti cao, mỏng hay trong vùng khí hậu lạnh. Sau khi ánh sáng chiếu xuyên qua tinh thể băng và bị bẻ cong, chúng hiện lên như các nguồn sáng độc lập (Mặt Trời giả).

Phiên bản bóng đêm của hiện tượng này, gọi là mặt trăng giả, cũng đã được ghi nhận.

Mặt Trăng giả ở Alaska.

Mặt Trăng giả ở Alaska.

Ảo ảnh sa mạc

Giống Fata Morgana, ảo ảnh sa mạc xảy ra do ánh sáng uốn cong khi di chuyển qua vùng không khí ấm, có mật độ thấp hơn. Ở sa mạc không khí nóng nhất gần bề mặt, và mát dần lên theo độ cao (ngược với Fata Morgana, do có bề mặt cát nóng vs mặt biển mát lạnh). Đó là lý do vì sao ánh sáng bị khúc xạ xuống phía dưới, khiến mắt chúng ta quan sát thấy màu xanh da trời (hay nước biển) bên dưới đường chân trời.

ảo ảnh sa mạc

Ảo ảnh tương tự xuất hiện rất phổ biến trên đường cao tốc khi trời nóng. Bạn có thể để ý thấy vào một ngày đặc biệt nóng bức, nếu quan sát ra phía xa con đường dường như bị bao phủ trong một bầu không khí ẩm ướt. Điều này được gây nên bởi chính hiện tượng tạo nên "ảo ảnh ốc đảo trên sa mạc".

Bóng ma Brocken

Bóng ma Brocken được đặt theo tên đỉnh núi cao nhất dãy Harz ở Đức, nơi lần đầu tiên ghi nhận hiện tượng này. Dân leo núi có thể bắt gặp ảo ảnh này: Một hình người giống bóng ma tỏa ánh hào quang sắc cầu vồng hiện lên trong màn sương mù phía xa, trên vĩ độ tương đối lớn. "Bóng ma" này thực chất là cái bóng của chính họ.

Bóng ma Brocken

Hiện tượng xảy ra khi ánh sáng Mặt Trời từ phía sau người quan sát đổ bóng của họ lên mây hoặc sương mù phía trước, tại vĩ độ cao. Vừa hay lúc đó xuất hiện cầu vồng khiến cái bóng được bao bọc trong một vầng hào quang nhiều màu sắc. Có thể tự tạo ra hiện tượng này bằng cách dùng một nguồn sáng nhân tạo mạnh như đèn pha ô tô chiếu vào người từ phía sau tại góc chiếu thấp, để bóng đổ lên mặt đất phía trước vào một ngày nhiều sương mù.

Đồi nam châm

Đồi nam châm là một ảo ảnh thị giác nhân tạo. Một trong những ví dụ nổi bật nhất là ngọn đồi ở tỉnh Ladakh Ấn Độ Du khách di chuyển trên cao tốc Srinagar-Leh sẽ bắt gặp một đoạn đường dường như đang chạy lên một ngọn đồi dốc. Tuy nhiên, nếu thả phanh, xe sẽ di chuyển về phía trước thay vì về phía sau (xuống dốc đồi).

Đồi nam châm ở New Brunswick, Canada.

Đồi nam châm ở New Brunswick, Canada.

Ảo ảnh thị giác này không liên quan gì đến trọng lực hay từ tính. Thay vào đó, mấu chốt nằm ở khung cảnh xung quanh con đường. Ngọn đồi kế bên dốc nghiêng theo một cách khiến con đường dường như đang dốc lên. Tuy nhiên, nếu có thể che chắn các dấu hiệu thị giác xung quanh, bạn sẽ nhận ra con đường phía trước mặt thực ra đang dốc xuống.

Cột sáng

Cột sáng là hiện tượng xuất hiện nhiều cột ánh sáng chiếu thẳng lên bầu trời Điều này xảy ra khi ánh sáng (tự nhiên hay nhân tạo) phản xạ lại từ các tinh thể băng trong không khí.

Cột sáng nhiều màu tại Ontario, Canada, ngày 6/1/2017.

Cột sáng nhiều màu tại Ontario, Canada, ngày 6/1/2017.

Hiện tượng này thường xảy ra vào mùa đông ở vùng có khí hậu lạnh. Các tinh thể băng thường có hình bẹt và nằm ngang, giúp quá trình phản chiếu ánh sáng được liên tục.

Chớp sáng xanh lục khi Mặt Trời lặn

Các chớp sáng xanh lục sẽ xuất hiện ngay trước khi mặt trời lặn hoặc ngay trước khi mặt trời mọc. Cụ thể, một chớp sáng màu xanh lục sẽ xuất hiện và kéo dài trong chưa đầy vài giây tại vị trí mặt trời lặn hay mọc.

Chớp sáng xanh lục khi Mặt Trời lặn

Nguyên nhân là do cách ánh sáng tương tác với bầu khí quyển Trái Đất Do chỉ xảy ra trong khoảng thời gian ngắn, nên phải canh trước nếu muốn quan sát ảo ảnh thị giác này. Nên tìm một đường chân trời bằng phẳng, ví như trên đại dương.

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục