Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit đến con người và môi trường sống

Mưa axit là gì?

Mưa axit là hiện tượng mưa mà trong nước mưa có độ pH dưới 5,6, được tạo ra bởi lượng khí thải SO2 và NOx từ các quá trình phát triển sản xuất con người tiêu thụ nhiều than đá dầu mỏ và các nhiên liệu tự nhiên khác.

Nước mưa axit có độ PH dưới 5,6

Nước mưa axit có độ PH dưới 5,6

Tác hại của mưa axit

- Mưa axit "giết hại" các khu rừng, vì chúng rửa trôi toàn bộ chất dinh dưỡng và những vi sinh vật có lợi, làm yếu đi sức đề kháng của cây cối, khiến cây dễ bị mắc bệnh do nhiễm kí sinh trùng. Lá cây gặp mưa axit bị "cháy" lấm chấm, mầm chết khô… Thông là loài cây đặc biệt nhạy cảm với mưa axit.

- Mưa axit ảnh hưởng xấu tới các thuỷ vực (ao, hồ). Các dòng chảy do mưa axit đổ vào hồ, ao sẽ làm độ pH của hồ, ao giảm đi nhanh chóng, các sinh vật trong hồ, ao suy yếu hoặc chết hoàn toàn.

- Mưa axit ảnh hưởng xấu tới đất do nước mưa ngấm xuống đất làm tăng độ chua của đất, hoà tan các nguyên tố trong đất cần thiết cho cây như canxi (Ca), magiê (Mg),... làm suy thoái đất, cây cối kém phát triển.

- Mưa axit ảnh hưởng đến hệ thực vật trên trái đất làm cho khả năng quang hợp của cây giảm, cho năng suất thấp.

Mưa axit giảm khả năng quang hợp của cây xanh

Mưa axit giảm khả năng quang hợp của cây xanh

- Mưa axit còn phá huỷ các vật liệu làm bằng kim loại như sắt, đồng, kẽm,... làm giảm tuổi thọ các công trình xây dựng làm lở loét bề mặt bằng đá của các công trình xây dựng, di tích lịch sử

- Đối với con người mưa axit không gây ra tác động trực tiếp như với các loại thực vật hay sinh vật, nhưng các loại hạt bụi axit khô thì có thể gây ra các bệnh về hen suyễn, viêm phế quản, bệnh hô hấp và bệnh tim

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục