Thế nào là rừng ngập mặn? Những đặc điểm sinh thái học của rừng ngập mặn

1. Khái niệm rừng ngập mặn?

Rừng ngập mặn là quần xã được hợp thành từ thực vật ngập mặn ảnh hưởng bởi nước triều ven biển nhiệt đới hoặc bán nhiệt đới. Rừng nhiệt đới phân bổ từ vĩ độ 25 Bắc xuống vĩ độ 25 Nam. Theo thống kê năm 2000 rừng ngập mặn phổ biến trên 118 quốc gia trên thế giới với diện tích 137.760 km².

Rừng ngập mặn là quần xã được hợp thành từ thực vật ngập mặn

Rừng ngập mặn là quần xã được hợp thành từ thực vật ngập mặn

Nằm trong mối tương tác giữ đất liền và biển, rừng ngập mặn là sinh cảnh quan trọng và quý giá về khả năng thích nghi. Các loại cây phổ biến trong rừng ngập mặn là cây chịu mặn, và là nơi cư trú của những loài sinh vật biển như hải sản, chim nước, chim di cư, khỉ, lợn rừng, kỳ đà, trăn, chồn.

2. Sinh thái học 

Đặc điểm môi trường sinh thái của rừng ngập mặn là chuyển tiếp giữa biển và đất liền do vậy sự tồn tại phân bổ, phát triển và tổ thành loài của rừng ngập mặn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố sinh thái.

Khí hậu: khí hậu với các yếu tố như nhiệt độ gió và lượng mưa tác động ảnh hưởng đến ranh giới phân bổ và kích thước phát triển của các loài thực vật trong rừng ngập mặn. Nhiệt độ cũng ảnh hưởng rõ ràng đến phân bổ của giới động vật cư trú tại rừng ngập mặn.

Thủy văn: Các yếu tố của thủy văn như thủy triều dòng hải lưu dòng nước ngọt là những yếu tố tương đối quan trọng và ảnh hưởng lớn đến phân bổ của rừng ngập mặn. 

Rừng ngập mặn là sự chuyển tiếp giữa môi trường biển và đất liền

Rừng ngập mặn là sự chuyển tiếp giữa môi trường biển và đất liền

Độ mặn: Độ mặn là một trong những yếu tố sinh thái quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và tồn tại của rừng ngập mặn. Đối với nồng độ mặn khác nhau của nước biển sẽ kéo theo sự phân bố khác nhau của các loài thực vật tổ thành nên rừng ngập mặn. Độ mặn còn ảnh hưởng tới kích thước sinh trưởng nhiều loài thực vật và động vật rừng ngập mặn.

Rừng ngập mặn phát triển tốt nhất nơi nước ngập có độ mặn từ 15 - 25%, nhưng nơi có độ mặn dưới 4% sẽ không còn rừng ngập mặn tự nhiên nhưng nới có độ mặn 40 - 80% rừng ngập mặn sẽ có tổ thành loài nghèo nàn.

Thể nền: Rừng ngập mặn phát triển phổ biến nhất ở thể nền bùn sét là các khu vực ngập mặn ven biển ở vịnh kín cửa sông bùn cát, sét bùn cát, ít khi ghi nhận thấy thể nền của rừng ngập mặn là san hô hay cát thô lẫn sỏi đá.

Địa hình: Rừng ngập mặn chủ yếu xuất hiện ở các vùng có địa hình bờ biển nông cạn, ít sóng. 

Phân bố

Rừng ngập mặn có thể được tìm thấy ở trong hơn 118 quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới của thế giới. 

Rừng ngập mặn ở Việt Nam: Năm 2005, rừng ngập mặn ở Việt Nam che phủ một diện tích vào khoảng 209.741 hecta, hầu hết ở Đồng bằng sông Cửu Long (tổng cộng 91.080 ha.

3. Vai trò và bảo vệ rừng ngập mặn

Rừng ngập mặn có nhiều vai trò trong bảo vệ môi trường và sinh kế cho con người

Rừng ngập mặn có nhiều vai trò trong bảo vệ môi trường và sinh kế cho con người

- Cung cấp sinh kế cho con người

- Chống lại thiên tai

- Giảm xói lở và bảo vệ đất

- Giảm ô nhiễm

- Giảm tác động của biến đổi khí hậu

- Cung cấp thức ăn và môi trường sống cho nhiều loài động vật

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục