Phát triển cây Jatropha làm nguyên liệu sản xuất nhiên liệu sinh học

Các nhà khoa học Cuba đã thành công trong việc phát triển cây Jatropha thành nguyên liệu sản xuất nhiên liệu sinh học. Loài cây này vốn được dùng để sản xuất dầu, có thể coi là một loại cây nhiên liệu sinh học.

Cây Jatropha (hay còn gọi là cây cọc rào hay cây bã đậu) cho ra quả có hạt và được dùng để sản xuất dầu. Nhưng nay các nhà khoa học thuộc Trung tâm công nghệ ứng dụng và Phát triển bền vững Cuba đã thành công trong việc tạo ra nhiên liệu sinh học từ hạt Jatropha.

Quả Jatropha có thể dùng làm nguyên liệu sản xuất nhiên liệu sinh học

Quả Jatropha có thể dùng làm nguyên liệu sản xuất nhiên liệu sinh học

"Cây Jatropha có thể sống trong môi trường khắc nghiệt nhất, lại vừa có thể được dùng để tạo ra nhiêu liệu sinh học AFP dẫn lời ông Jose Sotolongo, giám đốc trung tâm nói trên.

Hiện có một nhà máy nhỏ ở tỉnh Guantanamo (Cuba), có khả năng sản xuất trên 100 tấn nhiêu liệu sinh học/năm. Ông Sotolongo cho biết tỉnh Guantanamo có khoảng 52 ha đất trồng cây Jatropha để cung cấp hạt cho nhà máy này.

Và số nhiêu liệu sinh học từ nhà máy này đang được sử dụng để chạy các thiết bị nông nghiệp tại tỉnh Guantanamo. Tuy nhiên, hạt Jatropha rất độc bởi nếu ăn phải dù chỉ là một lượng nhỏ vẫn có thể dẫn đến tử vong.

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục