Hóa thạch thực vật cổ xưa nhất trên Trái Đất được phát hiện

Hai mẫu hóa thạch giống tảo đỏ được cho là hóa thạch thực vật cổ xưa nhất từng tìm thấy trên Trái Đất làm lung lay thuyết về sự sống trên Trái Đất. Các hóa thạch thực vật cổ xưa nhất này được tìm thấy trong lớp đá trầm tích tại Chitrakoot, miền trung Ấn Độ.

Tìm thấy hóa thạch thực vật cổ xưa nhất

Một hóa thạch có hình dạng mảnh, mẫu vật còn lại có cấu trúc dày dặn và phức tạp hơn. Chúng có niên đại tới 1,6 tỷ năm, vẫn còn nguyên vẹn giúp các nhà khoa học có thể nghiên cứu cấu trúc phức tạp của tảo nguyên thủy.

Trong tế bào của các hóa thạch này, các nhà khoa học tìm thấy lục lạp, thành phần đóng vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp của thực vật.

"ADN của hóa thạch không còn nhưng dựa vào hình thái và cấu trúc của nó, có thể đoán đây là tảo đỏ", Stefan Bengtson, giáo sư về cổ động vật học của Viện bảo tàng lịch sử tự nhiên Thụy Điển, cho biết.

Ảnh chụp tia X hóa thạch giống tảo đỏ.

Ảnh chụp tia X hóa thạch giống tảo đỏ.

Tảo đỏ là loại thực vật nguyên thủy tồn tại đến ngày nay và phát triển mạnh mẽ trong môi trường biển (có thể tìm thấy ở những rạn san hô) hay trong môi trường nước ngọt loài tảo đỏ có tên Nori là một loại nguyên liệu làm sushi phổ biến.

"Chúng ta đã có thể ăn sushi từ 1,6 tỷ năm trước", Reuters dẫn lời nhà địa sinh học Therese Sallstedt tại Viện bảo tàng Lịch sử tự nhiên Thụy Điển nói.

Bằng chứng mới cho thấy các sinh vật đa bào dường như bắt đầu tiến hóa sớm hơn mốc thời giancon người từng nghĩ tới 400 triệu năm. Bởi trước đó, hóa thạch tảo đỏ lâu đời nhất từng được tìm thấy chỉ có niên đại 1,2 tỷ năm.

Giáo Bengtson cho rằng sự xuất hiện của các hóa thạch này có thể khiến giới chuyên gia phải xem lại giả thuyết về lịch sử sự sống trên Trái Đất

"Có lẽ các thực thể sống có thể nhìn thấy bằng mắt thường (tạo nên từ sinh vật đa bào), đã xuất hiện trên Trái Đất sớm hơn chúng ta tưởng", giáo sư Bengtson nói.

Hóa thạch giống tảo đỏ được tìm thấy trong đá trầm tích ở Ấn Độ.

Hóa thạch giống tảo đỏ được tìm thấy trong đá trầm tích ở Ấn Độ.

Dấu vết sớm nhất của sự sống trên Trái Đất được cho xuất hiện vào khoảng 3,5 tỷ năm trước nhưng tồn tại dưới dạng hữu cơ đơn bào.

Khoảng 600 triệu năm sau đó, các nguyên sinh vật mới xuất hiện. Sự xuất hiện của các nguyên sinh vật có ảnh hưởng rất lớn đến sự tiến hóa của các sinh vật phức tạp bao gồm thực vậtđộng vật

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục