Một số cách phòng ngừa bệnh xương khớp ở người trẻ hiện nay

Ngày nay do không thường xuyên tập thể dục thể thao chưa có chế độ ăn uống hợp lý hay ngồi nhiều ở văn phòng khiến cho nhiều người trẻ mắc các bệnh xương khớp

Để bảo vệ xương khớp khỏe mạnh cũng như ngăn ngừa sự thoái hóa khớp khi về già, bạn nên lưu ý thực hiện những lời khuyên sau đây.

Cách phòng ngừa bệnh xương khớp ở người trẻ

Chế độ dinh dưỡng giàu vitamin và dưỡng chất

Bổ sung thực phẩm giàu canxi và các loại rau quả để cung cấp đủ các vitamin nhóm B, C, E, khoáng chất kali, magiê. Đây là những chất chống oxy hóa, giúp bạn phòng ngừa bệnh thoái hóa.

Uống sữa mỗi ngày để giúp xương chắc khỏe.

Uống sữa mỗi ngày để giúp xương chắc khỏe.

Nên uống 2 - 3 ly sữa mỗi ngày để bổ sung khoáng chất canxi giúp hệ xương chắc khỏe. Tránh ăn quá mặn, quá ngọt vì chúng có thể khiến cơ thể bạn không thể hấp thụ canxi có trong thức ăn. Bạn cũng không nên uống rượu và các chất kích thích thần kinh vì chúng có thể gây co cứng cơ, lâu dài làm hại đến các khớp xương.

Tránh các tư thế không đúng trong sinh hoạt

Tư thế tốt nhất cho các khớp xương chính là đứng thẳng. Khi bạn đứng thẳng, diện tích tiếp xúc giữa hai mặt khớp đạt mức cao nhất, hạn chế tối đa lực đè ép lên các khớp xương.

Ngoài ra, nó còn tạo sự cân bằng lực giữa các dây chằng và cơ bắp quanh khớp, giúp giảm bớt nhiều nhất lực đè ép lên hai mặt sụn khớp. Bạn cũng nên tránh nằm lâu ngồi lâu đứng lâu một chỗ gây ứ trệ tuần hoàn máu và cứng khớp.

Vận động thường xuyên

Luôn có ý thức luyện tập thể dục, thể thao, hoạt động chân tay liên tục để góp phần giúp cơ bắp và xương khỏe mạnh hơn.

Luôn có ý thức tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên để phòng ngừa bệnh xương khớp.

Luôn có ý thức tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên để phòng ngừa bệnh xương khớp.

Việc vận động còn giúp máu huyết lưu thông góp phần tăng cường dinh dưỡng cho lớp sụn khớp. Vận động làm chậm quá trình lão hóa của xương khớp giúp bảo vệ bạn khỏi những khó chịu, bất tiện của bệnh xương khớp.

Không mang vác vật nặng

Mang vác vật nặng có thể dẫn đến tổn thương khớp gây ra đau nhức. Điều này chuyển biến xấu hơn khi những lỗ tổn thương nhỏ phát triển lớn trên mặt sụn khớp, dẫn đến thoái hóa khớp.

Mang vác vật nặng có thể khiến bạn bị đau lựng.

Mang vác vật nặng có thể khiến bạn bị đau lựng.

Không nên tập luyện cường độ mạnh

Nhiều người cố tập luyện nhiều hơn sau khi cơ thể xuất hiện những cơn đau, vì cho rằng việc tập luyện sẽ lấy lại sức mạnh cho xương khớp.

Tuy nhiên, trên thực tế, khi cơ thể đau mỏi, điều tốt nhất mà bạn nên làm là nghỉ ngơi để các khớp xương có thời gian ổn định và phục hồi. Sau thời gian phục hồi, bạn nên tập luyện thể thao lại với cường độ tăng dần để cải thiện sự dẻo dai của xương khớp.

Tận dụng vitamin D trong nắng sớm

Nếu thường xuyên phải đi sớm về muộn và nhốt mình trong văn phòng, bạn đã bỏ phí nguồn vitamin D bổ ích trong trong ánh nắng Mặt Trời

Vitamin D cực kỳ cần thiết cho chúng ta vì giúp xương chắc khỏe.

Vitamin D cực kỳ cần thiết cho chúng ta vì giúp xương chắc khỏe.

Hãy xây dựng thói quen đi dạo trong khoảng thời gian từ 6 - 8h sáng mùa hè và 7 - 9h sáng mùa đông để tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hấp thu vitamin D tốt nhất.

Tránh tăng cân nhiều với tốc độ nhanh

Khi cơ thể bạn béo lên nhanh, các khớp xương sẽ phải chịu thiệt thòi vì sức nặng của cơ thể đè lên chúng, nhất là vùng khớp lưng, khớp háng, khớp gối và khớp bàn chân.

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục