Phản xạ là gì? Các loại phản xạ mà chúng ta không để ý

Phản xạ là gì?

Trong chuyển động sóng, phản xạ là hiện tượng sóng khi lan truyền tới bề mặt tiếp xúc của hai môi trường bị đổi hướng lan truyền và quay trở lại môi trường mà nó đã tới.

Phản xạ là hiện tượng sóng lan truyền tới bề mặt tiếp xúc

Phản xạ là hiện tượng sóng lan truyền tới bề mặt tiếp xúc

Sự phản xạ của ánh sáng có thể là phản xạ định hướng (như phản xạ trên gương) hay phản xạ khuếch tán (như phản xạ trên tờ giấy trắng) tuỳ thuộc vào bề mặt tiếp xúc. Tính chất của bề mặt cũng ảnh hưởng đến sự thay đổi biên độ, pha hay trạng thái phân cực của sóng.

Các loại phản xạ

Phản xạ định hướng

Trong nhiều quá trình vật lý sóng phẳng lan truyền theo hướng PO đi tới bề mặt phản xạ (gương) thẳng đứng tại điểm O, và bị phản xạ theo hướng OQ. Dựng tia vuông góc với mặt phẳng gương tại O, có thể đo góc tới, θi và góc phản xạ, θr.

Nếu mặt phân cách là mặt phẳng (gương phẳng), vật thể phát ra sóng sẽ có ảnh ảo qua bề mặt phản xạ phẳng đối xứng với nó. Các bề mặt phản xạ cong cũng cho các ảnh của vật thể, như trong gương cầu lồi và gương cầu lõm.

Phản xạ khuếch tán khi chiếu tia sáng vào tờ giấy

Phản xạ khuếch tán khi chiếu tia sáng vào tờ giấy

Phản xạ khuếch tán

Phản xạ khuếch tán (hay tán xạ) xảy ra khi sóng đi tới bề mặt tiếp giáp giữa hai môi trường không phẳng nhẵn và sóng phản xạ đi theo nhiều phương khác nhau.

Phản xạ khuếch tán thường thấy khi ta chiếu một tia sáng vào tờ giấy trắng, trên tờ giấy xuất hiện một vệt sáng. Khí đó ánh sáng bị hắt lại theo mọi hướng. Phản xạ khuếch tán giúp chúng ta nhìn thấy được mọi vật chung quanh.

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục