Tia tử ngoại là gì? Tác dụng của tia tử ngoại trong cuộc sống

Tia tử ngoại là gì?

Tia tử ngoại hay tia cực tím, tia UV (từ tiếng Anh Ultraviolet) là sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn ánh sáng nhìn thấy nhưng dài hơn tia X Phổ tia cực tím có thể chia ra thành tử ngoại gần (có bước sóng từ 380 đến 200nm) và tử ngoại xạ hay tử ngoại chân không (có bước sóng từ 200 đến 10nm).

Khi quan tâm đến ảnh hưởng của tia cực tím lên sức khỏe con ngườimôi trường thì phổ của tia cực tím chia ra làm các phần: UVA (380 - 315nm), hay gọi là sóng dài hay "ánh sáng đen"; UVB (315 - 280nm) gọi là bước sóng trung bình; và UVC (ngắn hơn 280nm) gọi là sóng ngắn hay có tính tiệt trùng.

Tia tử ngoại là những bức xạ không nhìn thấy được

Tia tử ngoại là những bức xạ không nhìn thấy được

Bức xạ tử ngoại được chia thành 3 loại:

- Tử ngoại A: bước sóng 380 - 320nm.

- Tử ngoại B: bước sóng 320 - 280nm.

- Tử ngoại C: bước sóng 280 - 10nm.

Nguồn phát

- Những vật bị nung nóng ở nhiệt độ cao trên 3000 độ C phát ra khá mạnh tia tử ngoại.

- Trong chùm ánh sáng Mặt Trời có 9% năng lượng thuộc về tia tử ngoại.

- Nguồn phát ra tia tử ngoại thường dùng: hồ quang điện, các đèn thủy ngân

Tính chất

- Bị hấp thụ rất mạnh bởi thủy tinh và nước.

- Có tác dụng mạnh lên kính ảnh.

- Làm ion hóa chất khí.

Thí nghiệm phát hiện tia tử ngoại

Thí nghiệm phát hiện tia tử ngoại

- Làm phát quang một số chất.

- Gây phản ứng quang hóa, quang hợp

- Có tác dụng sinh lý: hủy diệt tế bào da, làm da rám nắng, làm hại mắt diệt khuẩn diệt nấm mốc…

Tác dụng của tử ngoại

a. Tác dụng sinh hóa và chuyển hóa

Tử ngoại C gây tổn thương cấu trúc protein hủy tế bào và có tác dụng diệt khuẩn. Được dùng trong sát khuẩn môi trường

Tử ngoại B: có tác dụng kích thích sự quang hợp của cây xanh, kích thích quá trình chuyển hóa từ tiền vitamin D dưới da thành vitamin D từ đó có tác dụng lên quá trình chuyển hóa Calci và xương.

Kích thích chuyển hóa Vitamin D dưới da

Kích thích chuyển hóa Vitamin D dưới da

Tử ngoại A có hoạt tính sinh học yếu hơn, chỉ gây tác dụng đỏ da do làm tăng histamin, tăng melanin gây đen da.

b. Tác dụng đỏ da

Khi chiếu bức xạ tử ngoại lên da, lúc đầu không thấy hiện tượng gì xảy ra, nhưng sau 6 - 8 giờ sẽ xuất hiện đỏ da, là do tử ngoại đã chuyển histidin thành histamin gây giãn mạch. Một thời gian sau vùng da đỏ chuyển thành sẫm hoặc đen do tăng sinh melanin, đồng thời lớp sừng hóa phát triển và khi bong đi thì da trở lại bình thường, quá trình này có thể kéo dài hàng tuần.

Cảm ứng của mỗi vùng da đối với bức xạ tử ngoại khác nhau, ví dụ:

- Da ngực, bụng, lưng: 100-75%.

- Vai, cánh tay: 75-50%.

- Mặt, cổ, đùi, cẳng chân: 50-25%.

- Đầu gối bàn tay bàn chân: 25-0%.

Nếu chiếu tử ngoại liều cao và kéo dài, sau 2 - 3 ngày vùng da bị chiếu có thể phồng rộp tạo thành các phỏng nước, là biểu hiện của bỏng độ I, II do các tế bào biểu mô bị tổn thương.

c. Tác dụng trên thần kinh

Chiếu tử ngoại toàn thân liều nhỏ có tác dụng điều hòa trương lực thần kinh, giảm căng thẳng mệt mỏi, tăng khả năng làm việc.

Chiếu tại chỗ liều đỏ da gây tăng cảm vùng bị chiếu, chiếu liều đỏ da mạnh gây ức chế cảm giác đau (có thể là ức chế bảo vệ tại thụ cảm thể hoặc hạn chế dẫn truyền cảm giác đau).

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục