Hệ Mặt trời 2.0: Bằng chứng khiến sự sống ngoài hành tinh vụt tắt?

Trong buổi họp báo của nasa ngày 23/2/2017 đã tìm ra hệ Mặt Trời version 2. Thế nhưng mới đây các nhà khoa học mới công bố phát hiện mới gây thất vọng, phát hiện này có thể làm vụt tắt hy vọng sự sống có thể được hình thành và nuôi dưỡng tại Hệ Mặt trời 2.0.

Tiêu tan hy vọng sống tại Hệ Mặt trời 2.0

Các nhà khoa học vừa công bố một thông tin gây thất vọng: Có thể hệ mặt trời 2.0 không phải là "cái nôi nuôi dưỡng sự sống như Nasa đã từng hy vọng.

Lý giải điều này, nhóm các nhà khoa học thuộc Đài quan sát thiên văn Konkoly (Hungary) cho biết, sau khi phân tích các dữ liệu trắc quang thô truyền từ tàu vũ trụ Kelper’s K2 của NASA về Trái Đất, họ nhận thấy những cơn bão từ mà Mặt trời 2.0 phóng đến các hành tinh mạnh gấp 10.000 lần so với Mặt trời của chúng ta phát ra các hành tinh trong hệ.

Hệ Mặt trời 2.0 (gồm 7 hành tinh quay quanh một ngôi sao lùn có tên Trappist-1, cách Trái Đất 39 năm ánh sáng, thuộc chòm sao Bảo Bình).

Hệ Mặt trời 2.0 (gồm 7 hành tinh quay quanh một ngôi sao lùn có tên Trappist-1, cách Trái Đất 39 năm ánh sáng, thuộc chòm sao Bảo Bình).

Năng lượng thường xuyên và vô cùng khắc nghiệt của Mặt Trời 2.0 (có tên Trappist-1) phát ra đủ để khí quyển bao quanh các hành tinh quay xung quanh nó không bao giờ đạt đến trạng thái ổn định.

Tư duy đúng tạo nên khoảng cách giữa người có mức lương năm là 1 tỷ đồng và 100 triệu đồng: 5 lối tư duy giúp bạn “đánh đâu thắng đó”
Cách tiêu tiền của tỷ phú Warren Buffett
Các nước đang dùng ứng dụng gì để chống lại Covid-19?

Trong quá trình theo dõi kết quả của 80 ngày thực hiện sứ mệnh quan sát 7 ngoại hành tinh thuộc Trappist-1 của tàu vũ trụ Kelper, các nhà nghiên cứu đã phát hiện nhiều cơn bão từ mạnh gấp 100 lần đến 10.000 lần so với cơn bão từ mạnh nhất từng xảy ra trên Trái Đất.

Theo đó, bão từ phát nổ cực mạnh từ Mặt trời của chúng ta xảy ra vào năm 1859, khiến các đường dây điện báo trên Trái Đất cháy rụi.

Việc 7 ngoại hành tinh có kích thước giống Trái Đất đứng quá gần Mặt trời Trappist-1 chính là trở ngại trên con đường trở thành "cái nôi nuôi dưỡng sự sống" mà giới thiên văn học mong chờ.

Nếu so khoảng cách của Trái Đất so với Mặt trời (của chúng ta) thì các hành tinh (trong đó có 3 hành tinh Nasa hy vọng có sự sống) ở quá gần với Mặt trời Trappist-1, ở khoảng cách từ 0,01 đến 0,06 đơn vị thiên văn (AU).

Trong khi khoảng cách lý tưởng của Trái Đất so với Mặt trời là 1,000 đơn vị thiên văn (AU).

Các hành tinh thuộc Hệ Mặt trời Trappist-1 ở quá gần với Mặt trời (từ 0,01 đến 0,06 đơn vị thiên văn).

Đến tận hôm nay tôi mới hiểu, tại sao bạn mình làm sếp còn tôi thì cứ mãi ở vị trí nhân viên
Người tính toán để 14 lần trúng xổ số độc đắc
Tại sao Tần Thủy Hoàng là vị vua duy nhất mặc áo long bào đen?

Các hành tinh thuộc Hệ Mặt trời Trappist-1 ở quá gần với Mặt trời (từ 0,01 đến 0,06 đơn vị thiên văn).

Sức nóng và những dòng hạt mang điện phóng ra từ các vụ bùng nổ từ Mặt trời Trappist-1 có thể phá hủy khí quyển của các ngoại hành tinh làm cản trở quá trình sinh sôi và nuôi dưỡng sự sống tại hệ Mặt trời 2.0.

Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học vẫn lạc quan tin rằng, bão từ tại hệ Mặt Trời 2.0 không đồng nghĩa với việc sự sống hoàn toàn chấm dứt tại ít nhất 3 ngoại hành tinhNASA từng chỉ ra (là ứng cử viên sáng nhất cho sự sống sinh sôi).

"Sự sống có nhiều cách để thích nghi và sinh sôi. Nếu dạng sống này không thể tồn tại thì vẫn có những dạng sống khác mà con người chưa thể khám phá hết.", Jack T. O’Malley-James, nhà nghiên cứu thuộc Viện Carl Sagan, Đại học Cornell (Mỹ), đồng tác giả nghiên cứu, nói.

Gấu nước là sinh vật bất tử trên Trái Đất. Nó có thể sống ở môi trường không trọng lực ở vũ trụ.

Gấu nước là sinh vật bất tử trên Trái Đất. Nó có thể sống ở môi trường không trọng lực ở vũ trụ.

Hé lộ sự thật về nơi chôn cất Tư Mã Ý: Không thể che giấu dù tìm đủ mọi kế tung hỏa mù
Lí giải tại sao chữ "x" được dùng để ký hiệu ẩn số trong toán học
Phát hiện đột phá tại 'địa ngục' sâu 3.000 km của Trái Đất: Thứ quyết định sự tồn vong chính là đây!

Hệ Mặt trời 2.0 (gồm 7 hành tinh quay quanh một ngôi sao lùn có tên Trappist-1, cách Trái Đất 39 năm ánh sáng thuộc chòm sao Bảo Bình) được NASA chính thức công bố trong buổi họp báo ngày 23/2/2017.

Nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Thiên văn học Astrophysical Journal.

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục