Ngôi sao khiến cho hàng triệu thiên thạch rơi xuống Trái đất

Một vì sao tên Gliese 70 đang tiến về phía Hệ Mặt Trời và có khả năng khiến cho hàng triệu thiên thạch rơi xuống Trái đất nhưng cho đến giờ các nhà khoa học vẫn chưa tính toán được thời gian chính xác nó ghé thăm. 

Thiên thạch là gì?

Thiên thạch (meteoroid) là một vật thể tự nhiên từ ngoài không gian và tác động đến bề mặt Trái Đất. Khi còn ở trong vũ trụ thì nó được gọi là vân thạch. Khi thiên thạch từ ngoài không gian rơi vào bầu khí quyển của Trái Đất thì áp suất nén làm thiên thạch nóng lên và phát ra ánh sáng có thể có sự đốt cháy lớp ngoài.

Nó tạo ra hiện tượng sao băng dạng điểm sáng và thường có cái đuôi hướng từ phía Trái Đất đi ra. Một số thiên thạch có kích thước đủ lớn và nhân khó bốc hơi, thì có thể rơi đến bề mặt trái đất để lại viên hay khối rắn và khối này vẫn được gọi là "thiên thạch".

Thường thì khi thiên thạch di chuyển với vấn tốc nhanh và khi va vào bề mặt của một hành tinh hay tiểu hành tinh thì nó để lại trên bề mặt của hành tinh đó những mảnh vỡ hay những dấu vết về sự va chạm.

Ngôi sao khiến hàng triệu thiên thạch rơi xuống Trái đất

Gliese 70 đang tiến thẳng về Hệ Mặt Trời, có khả năng khiến cho hàng triệu thiên thạch khổng lồ sắp tiến gần Trái đất

Gliese 70 đang tiến thẳng về Hệ Mặt Trời, có khả năng khiến cho hàng triệu thiên thạch khổng lồ sắp tiến gần Trái đất.

Các nhà khoa học đã biết về việc ngôi sao có tên Gliese 70 đang tiến thẳng về hệ mặt trời của chúng ta, nhưng giờ họ mới tính toán được thời gian chính xác nó ghé thăm.

Theo Independent Ngôi sao này đang lao qua không gian với tốc độ khoảng 51.500 km/h, cách hệ Mặt trời 64 năm ánh sáng

Gliese 70 to bằng một nửa Mặt Trời, và dự đoán sẽ đến thăm Hệ Mặt Trời trong 1,35 triệu năm tới, theo một bài đăng trên tạp chí Astronomy & Astrophysics (Thiên văn học & vật lý thiên văn).

Và khi đến nơi, nó có thể cách Trái Đất 77 ngày ánh sáng, tương đương khoảng 26 tỷ km, các nhà nghiên cứu cho biết.

Gliese 710 có thể phá vỡ đám mây Oort và bắn ra những vật thể đóng băng và sao chổi

Gliese 710 có thể phá vỡ đám mây Oort và bắn ra những vật thể đóng băng và sao chổi

Theo các nhà khoa học Gliese 710 nhiều khả năng sẽ không va chạm trực tiếp với Trái Đất. Tuy nhiên, nó sẽ sượt qua đám mây Oort, một đám mây gồm bụi khí sao chổi và nhiều vật thể đóng băng xung quanh Hệ Mặt Trời.

Mặc dù 77 ngày ánh sáng nghe có vẻ là một khoảng cách an toàn, Gliese 710 vẫn có thể phá vỡ đám mây Oort và bắn ra những vật thể đóng băng và sao chổi. Bất kể vật thể nào trong số đó đều có khả năng va chạm với trái đất

"Gliese 710 sẽ kích hoạt một cơn mưa sao chổi với mật độ trung bình khoảng 10 sao chổi mỗi năm, kéo dài từ 3 - 4 triệu năm, và có thể quan sát được", theo các nhà khoa học

Gliese 710 sẽ kích hoạt một cơn mưa sao chổi với mật độ trung bình khoảng 10 sao chổi mỗi năm

Gliese 710 sẽ kích hoạt một cơn mưa sao chổi với mật độ trung bình khoảng 10 sao chổi mỗi năm

Một số nhà khoa học suy đoán rằng một sự kiện tương tự đã khiến thiên thạch đâm vào Trái Đất 65 triệu năm trước, quét sạch sự sống của khủng long

Khi Gliese 710 gần Trái Đất nhất, nó sẽ là vật thể sáng và nhanh nhất có thể quan sát trên bầu trời Và như các tác giả viết trong bài báo, nó sẽ là "cuộc chạm trán gây ảnh hưởng nhiều nhất trong tương lai và lịch sử của Hệ Mặt Trời".

Nhưng Gliese 710 cũng không phải là điều đáng lo ngại duy nhất. Có tới 14 ngôi sao khác trong khoảng cách 3 năm ánh sáng có thể lao đến hệ Mặt Trời bất kỳ lúc nào trong vài triệu năm tới.

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục