Câu chuyện người đàn ông có khuôn mặt thứ hai là thật hay hư cấu?

Trong nhiều thập kỷ câu chuyện về cuộc đời trớ trêu của Edward Mordake đã được người đời lưu truyền một cách đầy xót xa. Người đàn ông có 2 gương mặt trên cùng một cái đầu. Nhưng sự thật có đúng như vậy không?

Cuộc đời người đàn ông có gương mặt thứ hai

Đó là câu chuyện về một chàng công tử lịch lãm, sinh ra trong một gia đình giàu có và đầy quyền lực của Anh Quốc vào thế kỷ 18. Tuy nhiên, anh sinh ra đã phải chịu một lời nguyền mà không điều gì có thể đánh đổi được: đằng sau gáy của anh là một gương mặt khác.

Theo lời kể, gương mặt đằng sau gáy của Mordake là của phụ nữ có dung mạo khá xinh đẹp, nhưng "là một cái đầu của quỷ". Nó luôn tiêm nhiễm vào đầu anh những cám dỗ, suy nghĩ lệch lạc. Trong khi đó, không một bác sĩ nào, bao gồm cả Manvers và Treadwell - hai bác sĩ riêng của Mordake - dám thử liều mình cắt bỏ gương mặt dư thừa. Rốt cục, anh chọn cách sống ẩn dật, rồi tự giải thoát cho mình bằng một liều thuốc độc ở tuổi 23.

Câu chuyện người đàn ông có khuôn mặt thứ hai là thật hay hư cấu?

Rất nhiều người tin câu chuyện của Mordake là có thật, nhưng một bộ phận lại cho rằng đây chỉ là một nhân vật hư cấu, do một AI đó nghĩ ra mà thôi. Nhất là khi bức hình gắn liền với câu chuyện này lại là một sản phẩm fake 100%, do một số người làm ra để đặt trong bảo tàng mà thôi.

Tượng Mordake bằng sáp do người đời dựng lại

Tượng Mordake bằng sáp do người đời dựng lại

Tư duy đúng tạo nên khoảng cách giữa người có mức lương năm là 1 tỷ đồng và 100 triệu đồng: 5 lối tư duy giúp bạn “đánh đâu thắng đó”
Cách tiêu tiền của tỷ phú Warren Buffett
Các nước đang dùng ứng dụng gì để chống lại Covid-19?

Và hôm nay, chúng ta sẽ cùng đi tìm câu trả lời. Mordake là hư cấu hay chuyện thật, hãy chờ xem.

Những điều mâu thuẫn trong câu chuyện của Mordake

Câu chuyện của Mordake bắt nguồn từ một cuốn sách cổ: Anomalies and Curiosities of Medicine (tạm dịch: Những điều bất thường và bí ẩn trong y học) xuất bản tháng 10/1896. Cuốn sách do 2 bác sĩ người Mỹ là George M. Gould và Walter L. Pyle biên soạn, trong đó thống kê các trường hợp y học kỳ quái nhất, bao gồm câu chuyện của Mordake.

Cuốn sách y khoa của Gould và Pyle - nơi bắt nguồn câu chuyện của Edward Mordake

Cuốn sách y khoa của Gould và Pyle - nơi bắt nguồn câu chuyện của Edward Mordake

Tuy nhiên, nguồn gốc của nó lại là một dấu hỏi rất lớn, vì Gould và Pyle không nêu rõ nơi xảy ra câu chuyện. Ở phần nguồn, họ chỉ có vỏn vẹn một dòng chữ: "lấy từ một nguồn tin", và chẳng ai biết chúng bắt nguồn từ đâu cả.

Biết rằng, Gould và Pyle là những bác sĩ, nên những điều họ viết ra không thể là chuyện bịa. Nhiều khả năng là họ nghe được ở đâu đó mà thôi.

Đến tận hôm nay tôi mới hiểu, tại sao bạn mình làm sếp còn tôi thì cứ mãi ở vị trí nhân viên
Người tính toán để 14 lần trúng xổ số độc đắc
Tại sao Tần Thủy Hoàng là vị vua duy nhất mặc áo long bào đen?

Còn trong y học trường hợp của Mordake không phải là không thể xảy ra. Người ta gọi đó là Diprosopus - hiện tượng trùng sọ, một trong những hình thức của song sinh cùng trứng dính liền". Đây là một hiện tượng hiếm gặp, nếu không muốn nói là rất hiếm, và thường những người có dị tật như vậy không sống được lâu. Năm 2008, một bé gái với 2 gương mặt ra đời tại Ấn Độ nhưng không sống nổi quá 6 tuần.

Tuy nhiên, nếu câu chuyện của Mordake là thật, thì nó lại phản khoa học Nguyên do là vì ở các trường hợp song thai cùng trứng dính liền, giới tính của cả 2 thai nhi phải trùng khớp", chứ không thể là một cặp nam - nữ.

Chuyện giới tính 2 mặt lệch nhau là điều không thể

Chuyện giới tính 2 mặt lệch nhau là điều không thể

Dẫu vậy, những người ủng hộ câu chuyện thì cho rằng có thể theo thời gian người ta đã "tam sao thất bản" nó đi. Xét cho cùng, ai mà biết được giới tính của một khuôn mặt đằng sau gáy kỳ quái như thế chứ?

Nhưng sự mâu thuẫn chưa dừng lại ở đấy. Theo một báo cáo từ năm 1905, hai bác sĩ Manvers và Treadwell - những người được cho là bác sĩ riêng của Mordake - dường như không có thật. Tên của họ không xuất hiện ở bất kỳ tài liệu y khoa nào, ngoại trừ trong câu chuyện của Mordake.

Có điều các mâu thuẫn kể trên chưa đủ để phản bác hoàn toàn câu chuyện kỳ quái mà đậm chất bi kịch này. Vậy nên, chúng ta lại phải xét đến một yếu tố khác - chính là nguồn tin của Gould và Pyle.

Hé lộ sự thật về nơi chôn cất Tư Mã Ý: Không thể che giấu dù tìm đủ mọi kế tung hỏa mù
Lí giải tại sao chữ "x" được dùng để ký hiệu ẩn số trong toán học
Phát hiện đột phá tại 'địa ngục' sâu 3.000 km của Trái Đất: Thứ quyết định sự tồn vong chính là đây!

Nguồn tin của 2 bác sĩ là có thật

Theo một bài báo từ thế kỷ 19, câu chuyện của Mordake xuất phát từ một bài viết của nhà thơ Charles Lotin Hildreth vào năm 1895 - tức khoảng 1 năm trước khi cuốn sách của Gould và Pyle xuất bản.

Bài viết được đăng trên tạp chí Boston vào 8/12/1895

Bài viết được đăng trên tạp chí Boston vào 8/12/1895

Bài viết mô tả về những trường hợp người bị dị tật, với cơ thể mang một phần của loài khác. Trong đó nêu về các trường hợp "nửa người nửa cua", người 4 mắt, người nhện Norfolk...

Câu chuyện người đàn ông có khuôn mặt thứ hai là thật hay hư cấu?

Câu chuyện người đàn ông có khuôn mặt thứ hai là thật hay hư cấu?

Và câu chuyện cuối cùng chính là về Edward Mordake.

Hư cấu hay không hư cấu?

Hóa ra, Gould và Pyle đã tin rằng những câu chuyện của Hildreth là dựa trên các trường hợp có thật trong y học. Tuy nhiên, khi đào sâu nghiên cứu về bài viết của Hildreth, ta lại càng thấy sự mâu thuẫn trong đó.

Đầu tiên là nguồn của bài viết. Nguyên văn, Hildreth viết rằng tư liệu của ông lấy từ "Hội khoa học Hoàng gia" (Royal Scientific Society). Tuy nhiên, không có hiệp hội nào mang tên như vậy cả. Chỉ có duy nhất Hội hoàng gia London là có thật mà thôi.

Nhưng kể cả khi ông có viết nhầm tên đi chăng nữa, thì những tư liệu do Hội hoàng gia London cung cấp phải dễ dàng tìm nguồn gốc. Đặc biệt là khi toàn bộ dữ liệu nay đã được scan và upload lên trang chủ của hội.

Chiếc sọ 2 mặt được trưng bày trong viện bảo tàng

Chiếc sọ 2 mặt được trưng bày trong viện bảo tàng

Vậy mà, toàn bộ nhân vật trong bài viết của Hildreth đều không có dữ liệu. Điều đó chứng tỏ đó là những câu chuyện hư cấu, bao gồm cả Edward Mordake.

Điều này thực ra rất hợp lý, vì Hildreth không chỉ là nhà thơ mà còn là tác giả của một số tiểu thuyết viễn tưởng nữa. Ngay cả thơ của ông cũng mang yếu tố viễn tưởng, viết về những thế giới khác

Hơn nữa, báo chí thời kỳ đó cũng không thực sự chính thống. Họ sẵn sàng đăng một câu chuyện mà không kiểm chứng sự hư cấu của nó, trong khi đó lại là điều các tác giả thường làm - đưa vào các yếu tố không đúng sự thật để thu hút độc giả.

Thế cho nên, chúng ta có thể kết luận rằng Mordake là một nhân vật không có thật, là sản phẩm hư cấu do nhà thơ Charles Lotin Hildreth nghĩ ra.

Ngoài ra, vào tháng 8/1896, Hildreth đã qua đời ở tuổi 39, ngay trước khi cuốn sách của Gould và Pyle ra đời. Có lẽ đó cũng chính là lý do vì sao không ai đứng ra đính chính lại thông tin trong cuốn sách của họ, để rồi cả nhân loại phải khóc thương cho số phận bi kịch của một nhân vật hư cấu.

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục