Tiểu cầu và những chức năng của tiểu cầu đối với sự sống con người

Tiểu cầu là gì?

Tiểu cầu (tiếng Anh: platelets hay thrombocytes) là một loại tế bào máu có chức năng cầm máu bằng cách làm máu vón cục và đông lại khi mạch máu bị thương.

Tiểu cầu có không có nhân tế bào Chúng thực chất là một mảnh tế bào vỡ ra từ các tế bào nhân khổng lồ sản sinh ra từ các megakaryocytes của tủy xương. Tiểu cầu có dạng hình đĩa hai mặt lồi (giống như thấu kính), đường kính lớn nhất khoảng 2 - 3 µm.

Tiểu cầu là loại tế bào máu

Tiểu cầu là loại tế bào máu

Xem trên lát mỏng bằng kính hiển vi tiểu cầu là những đốm màu tím sậm, đường kính bằng 20% hồng cầu. Những lát mỏng này được sử dụng để nghiên cứu tiểu cầu về kích thước, hình dạng, số lượng, và sự vón cục máu. Tỷ lệ tiểu cầu so với hồng cầu ở một người lớn khỏe mạnh là 1:10 đến 1:20.

Thông thường, đời sống của tiểu cầu kéo dài từ 5 - 7 ngày. Trong cơ thể, cơ quan đảm nhiệm vai trò tiêu hủy các tế bào tiểu cầu già là lách. Lách là nơi bắt giữ và tiêu hủy tiểu cầu cũng như các tế bào máu khác trong cơ thể. Những phát triển bất thường của lá lách như lách to có thể làm tăng quá trình bắt giữ và tiêu hủy tiểu cầu, gây giảm số lượng tiểu cầu trong máu ngoại vi. Do vậy trong nhiều trường hợp giảm tiểu cầu nghiêm trọng, bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật cắt lách nhằm giảm quá trình tiêu hủy tiểu cầu.

Chức năng tiểu cầu

- Chức năng chính của tiểu cầu là góp phần vào sự cầm máu, tức là quá trình dừng chảy máu tại nơi nội mạc mạch máu (thành trong của mạch máu hay mạch bạch huyết) bị thương. Khi đó chúng sẽ tập trung tại vết thương và trừ khi lỗ hổng quá lớn, tiểu cầu sẽ bịt lỗ này lại.

Chức năng chính của tiểu cầu là cầm máu

Chức năng chính của tiểu cầu là cầm máu

Quá trình có 3 giai đoạn:

+ Kết dính: Tiểu cầu kết dính với các chất bên ngoài nội mạc.

+ Phát động: Chúng thay đổi hình dạng, kích hoạt thụ quan (receptor) và tiết ra các tín hiệu hóa học

+ Tập hợp, chúng kết nối với nhau thông qua cầu thụ quan.

Sự hình thành các "nút tiểu cầu" này (sự cầm máu sơ cấp) thường kết hợp với sự cầm máu thứ cấp bằng tơ huyết (fibrin) tổng hợp.

- Tiểu cầu còn giúp vận chuyển serotonin - một chất dẫn truyền thần kinh liên quan tới nhiều quá trình sinh lý trong cơ thể như: giấc ngủ cảm giác thèm ăn hay điều chỉnh tâm trạng.

- Tiểu cầu còn giữ vai trò miễn dịch

Tiểu cầu giúp điều chỉnh giấc ngủ

Tiểu cầu giúp điều chỉnh giấc ngủ

Chúng có thể kiểm soát quá trình viêm, điều chỉnh hệ miễn dịch bẩm sinh. Tiểu cầu có thể tương tác trực tiếp với các vi sinh vật như vi khuẩn bởi chúng là những thành phần đầu tiên xuất hiện khi có vết thương và đóng vai trò chỉ huy hoạt động của các yếu tố còn lại tại vết thương, nhờ việc giải phóng các hoạt chất hay truyền đi các tín hiệu báo động. Tiểu cầu tương tác với vi khuẩn trực tiếp hoặc thông qua các protein

Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, tiểu cầu có khoảng 5000 loại protein, tham gia vào hơn 13500 phản ứng khác nhau và chứa gần 1000 đích tác dụng của các loại thuốc.

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục