Khám phá những căn cứ tuyệt mật của Liên Xô

 

Các trung tâm nghiên cứu hạt nhân và sinh học, các căn cứ hải quân ngầm, đài radar công suất cao và cả máy gia tốc đầu tiên đều là những nơi tuyệt mật nhất của Liên Xô.

Máy gia tốc hạt cỡ lớn gần Mátxcơva

Vào những năm 1980, Liên Xô khởi động dự án chế tạo máy gia tốc hạt cỡ lớn. Một đường hầm dài 21 km được xây dựng tại trung tâm khoa học Protvino thuộc vùng Mátxcơva. Đường hầm này nằm ở độ sâu 60 m.

Đường hầm dài 21 km của máy gia tốc hạt cỡ lớn do Liên Xô xây dựng nằm gần Mátxcơva
Đường hầm dài 21 km của máy gia tốc hạt cỡ lớn do Liên Xô xây dựng nằm gần Mátxcơva. (Ảnh: Kirill Kuprikov).

Tuy nhiên, khi Liên Xô tan rã năm 1991, dự án này không bao giờ được hoàn thành. Các nhà khoa học vẫn bảo quản máy gia tốc này để giữ tình trạng tốt nhất và đợi một ngày nào đó có thể tái khởi động dự án đầy tham vọng này.

Trạm đốt nóng tầng điện ly Sura

Tư duy đúng tạo nên khoảng cách giữa người có mức lương năm là 1 tỷ đồng và 100 triệu đồng: 5 lối tư duy giúp bạn “đánh đâu thắng đó”
Cách tiêu tiền của tỷ phú Warren Buffett
Các nước đang dùng ứng dụng gì để chống lại Covid-19?

Ban đầu, Trạm đốt nóng tầng điện ly Sura được xây dựng ở vùng Nizhny Novgorod để phục vụ cho mục đích quân sự. Tại đây, các phương pháp mới can thiệp và sử dụng thời tiết làm vũ khí được nghiên cứu.

Toàn cảnh Trạm đốt nóng tầng điện ly Sura
Toàn cảnh Trạm đốt nóng tầng điện ly Sura. (Ảnh: Yuri Tokarev)

Song tới năm 1977, Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết cấm hoàn toàn các nghiên cứu các phương pháp can thiệp và sử dụng thời tiết làm vũ khi. Sau khi nghị quyết này được ban hành, trạm Sura chỉ thực hiện duy nhất nhiệm vụ nghiên cứu tầng điện ly.

Hầm chứa tên lửa R-12 Dvina

Hầm chứa tên lửa đạn đạo R-12 Dvina bỏ hoang này nằm ở khu vực ngày nay thuộc Latvia. Tên lửa R-12 Dvina có tầm bắn từ 300 km đến 3.500 km có khả năng trang bị đầu đạn nhiệt hạch với sức công phá thuộc hàng megaton.

Hầm chứa tên lửa R-12 Dvina tại Latvia, ngày nay bị bỏ hoang
Hầm chứa tên lửa R-12 Dvina tại Latvia, ngày nay bị bỏ hoang.

Đến tận hôm nay tôi mới hiểu, tại sao bạn mình làm sếp còn tôi thì cứ mãi ở vị trí nhân viên
Người tính toán để 14 lần trúng xổ số độc đắc
Tại sao Tần Thủy Hoàng là vị vua duy nhất mặc áo long bào đen?

Hầm chứa tên lửa này gồm 4 bệ phóng tên lửa R-12. Tên lửa R-12 Dvina được đặt tên theo con sông lớn nhất của Latvia và là loại tên lửa tham gia vào cuộc khủng hoảng tên lửa tại Cuba năm 1962.

Trung tâm virus Liên Xô tại Zagorsk-6

Trung tâm virus Liên Xô tại Zagorsk-6 được biết đến là cơ sở nghiên cứu vi sinh vật và vũ khí sinh học của Liên Xô, được thành lập năm 1947.

Vào năm 1959, một nhóm đại biểu Ấn Độ vô tình mang đến Liên Xô một loại đậu mùa mới và các nhà khoa học tại đây nghiên cứu loại bệnh này.

Một khu vực thuộc Trung tâm virus Liên Xô tại Zagorsk-6
Một khu vực thuộc Trung tâm virus Liên Xô tại Zagorsk-6. (Ảnh: Andrei Trofimov).

Năm 1967, chủng virus có tên mã “Ấn Độ-1967” hay còn gọi là “Ấn Độ-1” được các chuyên gia y tế Liên Xô chuyển đến Ấn Độ nhằm giúp nước này xử lý căn bệnh quái ác này. Hiện tại, chủng virus “Ấn Độ-1” vẫn được bảo quản tại trung tâm virus này và khu vực xung quanh trung tâm vẫn cấm người ngoài ra vào.

Arzamas-16

Hé lộ sự thật về nơi chôn cất Tư Mã Ý: Không thể che giấu dù tìm đủ mọi kế tung hỏa mù
Lí giải tại sao chữ "x" được dùng để ký hiệu ẩn số trong toán học
Phát hiện đột phá tại 'địa ngục' sâu 3.000 km của Trái Đất: Thứ quyết định sự tồn vong chính là đây!

Arzamas-16 là nơi chế tạo vũ khí hạt nhân của Liên Xô. Trong một thời gian dài, khu vực này bí mật đến nối không một ai trong số các chuyên gia, kỹ sư, kỹ thuật viên lẫn thành viên gia đình của họ được phép rời khỏi nơi này.

Căn nhà của Andrey Sakharov, nơi ở của các viện sĩ tham gia chế tạo quả bom nguyên tử (bom A) đầu tiên của Liên Xô
Căn nhà của Andrey Sakharov, nơi ở của các viện sĩ tham gia chế tạo quả bom nguyên tử (bom A) đầu tiên của Liên Xô. (Ảnh: RIA Novosti)

Năm 1991, Arzamas-16 được đổi tên thành Kremlyov, tới năm 1995 mang tên gọi Sarov. Hoạt động nghiên cứu khoa học hạt nhân vẫn được tiếp tục thực hiện tại đây.

Năm 1993, thành phố Sarov (khi ấy còn mang tên Kremlyov) trở thành thành phố kết nghĩa của thành phố Los Alamos, Mỹ, nơi phòng thiết kế vũ khí hạt nhân của Mỹ.

Căn cứ tàu ngầm "Objekt-825 GTS"

Căn cứ tàu ngầm dưới lòng đất nằm ở Balaklava, Crưm còn được biết đến tên gọi Objekt-825 GTS. Đây là nơi hải quân Liên Xô triển khai bí mật triển khai các tàu ngầm với khả năng thực hiện một cuộc tấn công hạt nhân.

Bên trong căn cứ tàu ngầm dưới lòng đất Objekt-825 GTS
Bên trong căn cứ tàu ngầm dưới lòng đất Objekt-825 GTS. (Ảnh: Muzey)

Tổ hợp căn cứ này có thể chứa tới 14 tàu ngầm cùng một lúc, được khởi công xây dựng vào năm 1957 và có khả năng chịu được vụ nổ hạt nhân có sức công phá lên đến 100 kiloton. Ngày nay, căn cứ tàu ngầm này trở thành một bảo tàng cho công chúng thăm quan.

Sverdlovsk-45

Thành phố bí mật Sverdlovsk-45 được thành lập gần nhà máy làm giàu uranium có tên gọi Nhà máy 418 của Liên Xô. Nhà máy này có nhiệm vụ sản xuất uranium cho vũ khí hạt nhân của Liên Xô, được xây dựng năm 1947.

Thành phố bí mật Sverdlovsk-45
Thành phố bí mật Sverdlovsk-45. (Ảnh: Gorodlesnoy)

Sverdlovsk-45 là mục tiêu do thám hàng đầu của tình báo nước ngoài. Năm 1960, chiếc máy bay do thám U-2 do Francis Gary Powers điều khiển bị bắn hạ ở vị trí không xa thành phố này. Ngày nay, Sverdlovsk-45 mang tên gọi Lesnoy và vẫn là một khu vực tuyệt mật.

Skrunda-1

Thành phố Skrunda-1, khu vực tây Latvia, nằm ở gần khu vực quân đội Liên Xô lắp đặt hai đài radar cảnh báo sớm Dnepr-M và Dnestr-M.

Quân đội Liên Xô lắp đặt hai đài radar này vào khoảng những năm 1960 để phục vụ cho hệ thống phát hiện tên lửa đạn đạo của mình.

Những tòa nhà bỏ hoang tại Skrunda-1
Những tòa nhà bỏ hoang tại Skrunda-1. (Ảnh: Jānis Vilniņš)

Hai đài radar nằm gần Skrunda-1 có tầm phủ toàn bộ vùng trời Tây Âu và có thể phát hiện bất cứ vụ phóng tên lửa đạn đào nào từ khu vực này. Từ những năm 1990, Skrunda-1 bị bỏ hoang hoàn toàn.

Căn cứ chỉ huy ngầm của hải quân Liên Xô "Objekt-221"

Objekt-221 gần thành phố Sevastopol, Crưm từng là căn cứ chỉ huy dự phòng của hải quân Liên Xô, với hơn 10 km đường hầm được đào sâu vào trong núi. Căn cứ này được xây dựng vào năm 1977 và chưa bao giờ được hoàn thành.

Bên trong căn cứ Objekt-221 của hải quân Liên XôBên trong căn cứ Objekt-221 của hải quân Liên Xô. (Ảnh: Nikita Obukhovich)

Căn cứ này được thiết kế để có khả năng chịu được những cuộc tấn công từ tên lửa hạt nhân, với đầy đủ trang thiết bị để phục vụ cho toàn bộ Bộ chỉ huy Hạm đội biển Đen trong trường hợp chiến tranh hạt nhân nổ ra.

Đảo Vozrozhdeniya

Đảo Vozrozhdeniya nằm ở biển Aral, giữa hai nước Uzbekistan và Kazakhstan. Lúc đầu chỉ đảo này có diện tích khoảng 200 km vuông, nhưng vào những năm 1960 khi Liên Xô xây đập nước phục vụ nông nghiệp, diện tích đảo được mở rộng.

Đảo Vozrozhdeniya

Năm 1954, Liên Xô xây dựng khu vực thử nghiệm vũ khí sinh học mang tên Aralsk-7 tại hòn đảo này. Ngoài ra, trên hoàn đảo còn có một số đơn vị hải quân và không quân Liên Xô, cùng các trung tâm khoa học. Hoạt động của các đơn vị này đến nay vẫn là một bí mật.

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục