Ngôi đền 900 năm phát lộ trong kim tự tháp Mexico sau động đất

Trận động đất ở Mexico hé lộ ngôi đền bị giấu kín suốt 900 năm bên trong kim tự tháp của người Aztec cổ đại.

Trận động đất cường độ 7,1 độ làm rung chuyển miền trung Mexico vào ngày 19/9/2017, nối tiếp trận động đất mạnh 8,1 độ diễn ra trước đó 12 ngày, theo Cục Khảo sát Địa chất Mỹ. Thảm họa khiến hơn 200 người thiệt mạng và phá hủy nhiều công trình, bao gồm kim tự tháp ở di chỉ khảo cổ Teopanzolco, cách Mexico City khoảng 70km về phía nam, BBC đưa tin.

Ngôi đền cổ phát lộ sau động đất ở Mexico
Ngôi đền cổ phát lộ sau động đất ở Mexico.

Khi các nhà khảo cổ ở di chỉ sử dụng radar để đánh giá mức độ thiệt hại đối với kim tự tháp có niên đại từ thế kỷ 12, họ phát hiện một đền thờ lâu đời hơn nằm bên trong. Tàn tích giấu kín này được cho là có niên đại 900 năm.

Nhóm nghiên cứu ở Viện Nhân chủng học và Lịch sử Quốc gia Mexico (INAH) nhận định ngôi đền nhiều khả năng được người Aztec thuộc nền văn hóa Tlahuicaxây vào năm 1150. Công trình dài khoảng 6 mét, rộng 4 mét và lưu giữ nhiều mảnh gốm vỡ cùng lư hương.

Trong trận động đất, rung chấn khiến cấu trúc ở trung tâm kim tự tháp sụp đổ một phần, ảnh hưởng tới hai ngôi đền bên trong đã được tìm thấy trước đó. Một ngôi đền thờ thần mưa Tlaloc của người Aztec và ngôi đền còn lại thờ thần chiến tranh Huitzilopochtli. Trận động đất làm sụt lún nền đất giữa hai đền thờ, đe dọa độ kiên cố của công trình. Khi nhóm nghiên cứu quét khu vực bị tàn phá, họ phát hiện ngôi đền ẩn ở độ sâu hai mét bên dưới nền đất.

Hé lộ sự thật về nơi chôn cất Tư Mã Ý: Không thể che giấu dù tìm đủ mọi kế tung hỏa mù
Lí giải tại sao chữ "x" được dùng để ký hiệu ẩn số trong toán học
Phát hiện đột phá tại 'địa ngục' sâu 3.000 km của Trái Đất: Thứ quyết định sự tồn vong chính là đây!

Ngôi đền mới phát hiện rất giống hai ngôi đền còn lại trong kim tự tháp, với tường vữa, băng ghế và mặt tiền dựng từ những phiến đá dài và dấu tích của cột đá để đỡ trần của ngôi đền. Cấu trúc của đền đặc biệt thu hút sự chú ý của các nhà khoa học, chỉ ra phong cách kiến trúc của nền văn hóa Tlahuica có thể đã ảnh hưởng tới các công trình do người Mexico xây dựng nhiều thế kỷ sau, theo Barbara Konieczna, nhà khảo cổ ở Trung tâm Morelos thuộc INAH.

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục