Bò rừng Kỷ Băng hà "sống dậy" sau 9.300 năm ngủ sâu dưới lớp băng vĩnh cửu

Đây chính là nhân chứng duy nhất chứng kiến sự tồn vong của bò Bison từng sinh sống trên các thảo nguyên khắp châu Âu, Trung Á, Bering và Bắc Mỹ.


Bò rừng Kỷ Băng hà


Các nhà khoa học vừa may mắn tìm thấy một chú bò Bison cổ đại có niên đại vào khoảng 9.300 năm.

Đây là xác ướp đóng băng nguyên vẹn nhất của bò Bison thảo nguyên khi vẫn còn nguyên não, phổi, các mạch máu và các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa.

Xác ướp bò Bison được tìm thấy ở Yana-Indigirka, một vùng đất thấp ở cộng hòa Sakha, Siberia.

Để "nói chuyện" với con bò, các nhà khoa học đã tiến hành mổ khám nghiệm để tìm hiểu con vật đã sống và chết như thế nào vào cuối Kỷ Băng Hà.

Tư duy đúng tạo nên khoảng cách giữa người có mức lương năm là 1 tỷ đồng và 100 triệu đồng: 5 lối tư duy giúp bạn “đánh đâu thắng đó”
Cách tiêu tiền của tỷ phú Warren Buffett
Các nước đang dùng ứng dụng gì để chống lại Covid-19?
Bò rừng Kỷ Băng hà sống dậy sau 9.300 năm ngủ sâu dưới lớp băng vĩnh cửu - Ảnh 1.
 
Bò rừng Kỷ Băng hà sống dậy sau 9.300 năm ngủ sâu dưới lớp băng vĩnh cửu - Ảnh 2.

Xác ướp bò Bison hầu như còn nguyên vẹn.

Con bò Bison thuộc một giống bò đã tuyệt chủng từng sinh sống trong thời gian đầu của kỷ Holocene cách đây 9.000-12.000 năm. Chúng cao 2m và có cân nặng 900kg, hiện có rất ít ghi chép về các loài động vật thuộc thời kỳ đó.

Kết quả cho thấy, con bò này có các chi tiết giải phẫu bình thường. Việc thiếu đi lớp mỡ ở vùng bụng cho thấy có thể con vật đã chết vì đói.

Điều khiến các nhà khoa học không thể tin nổi đó chính là xác con bò được bảo quản tốt một cách kỳ lạ - điều hiếm thấy ở những xác ướp động vật tời kỳ này.

Đến tận hôm nay tôi mới hiểu, tại sao bạn mình làm sếp còn tôi thì cứ mãi ở vị trí nhân viên
Người tính toán để 14 lần trúng xổ số độc đắc
Tại sao Tần Thủy Hoàng là vị vua duy nhất mặc áo long bào đen?

Từ kết quả khám nghiệm, các nhà khoa học nhận thấy não của con bò này vẫn còn nguyên vẹn, dù đã giảm đi 36% kích cỡ ban đầu.


Tuy nhiên, các hạch não, dây thần kinh, khí quản, mạch máu, và thậm chí phần cuối não nối với tủy xương vẫn còn đó.

Bò rừng Kỷ Băng hà sống dậy sau 9.300 năm ngủ sâu dưới lớp băng vĩnh cửu - Ảnh 3.

Các nhà khoa học hy vọng có thể lập được mô hình thảo nguyên cổ xưa từ việc nghiên cứu những gì còn sót lại trong các cơ quan tiêu hóa của con vật.

Họ cũng cho rằng việc nghiên cứu các mẫu mô của con bò này là điều thú vị nhất khi nhiều khả năng họ sẽ phát hiện ra những động vật ký sinh trên con vật.

Hé lộ sự thật về nơi chôn cất Tư Mã Ý: Không thể che giấu dù tìm đủ mọi kế tung hỏa mù
Lí giải tại sao chữ "x" được dùng để ký hiệu ẩn số trong toán học
Phát hiện đột phá tại 'địa ngục' sâu 3.000 km của Trái Đất: Thứ quyết định sự tồn vong chính là đây!

Trước đó, một nhóm nhà khoa học quốc tế dự định hồi sinh loài bò rừng cổ đại đã tuyệt chủng cách đây hơn 11.700 năm dựa trên ADN lấy từ mẩu xương đuôi còn sót lại.

Ý tưởng hồi sinh một sinh vật cổ đại tuyệt chủng suốt thiên niên kỷ có vẻ bất khả thi, nhưng các nhà khoa học tin chắc điều này có thể trở thành hiện thực trong tương lai gần.

Họ đang tìm cách nhân bản lần đầu tiên bò rừng Canada, sử dụng một con bò cái mang thai hộ. Nếu thành công, nhân bản giữa các loài sẽ được chứng minh là khả thi.

Theo Người đưa tin.

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục