Học sinh Việt Nam vượt Mỹ, Anh về khoa học và toán

Bảng xếp hạng lớn nhất từng có về các trường học trên toàn cầu vừa được công bố, theo đó các quốc gia châu Á đã dẫn đầu top 5 trong khi các quốc gia châu Phi nằm ở cuối bảng xếp hạng.

Học sinh Việt Nam vượt Mỹ, Trung Quốc về khoa học và toán

12 vị trí dẫn đầu trong bảng xếp hạng về khoa học và toán ở độ tuổi 15 do tổ chức OECD đưa ra

Singapore là quốc gia dẫn đầu bảng xếp hạng lần này, tiếp theo là Hồng Kông. Ở phía đối nghịch, Ghana nằm ở cuối bảng.

Các trường của Anh Quốc xếp ở vị trí 20, khá cao so với các quốc gia châu Âu khác, trong khi các trường của Mỹ chỉ được xếp thứ 28.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD cho rằng, sự so sánh này dựa trên điểm số bài thi ở 76 quốc gia – cũng phần nào thể hiện sự tương quan giữa giáo dục và phát triển kinh tế.

"Đây là lần đầu tiên chúng ta có một cái nhìn tổng quan thực sự về chất lượng giáo dục ở quy mô toàn cầu", Andreas Schleicher, Giám đốc giáo dục của OECD cho biết.

"Mục đích của bảng xếp hạng này là nhằm cung cấp cho nhiều quốc gia, cả giàu và nghèo, có thể tiếp cận dữ liệu để so sánh bản thân họ với những nền giáo dục hàng đầu trên toàn cầu, để nhận ra điểm mạnh và điểm yếu, và cũng là để nhận ra lợi ích dài hạn về mặt kinh tế mang lại từ việc cải thiện chất lượng giáo dục trong trường học", ông nói thêm.

 

Học sinh Việt Nam vượt Mỹ, Trung Quốc về khoa học và toán

Andreas Schleicher, Giám đốc giáo dục của OECD

Schleicher nhận định, khi xem xét quốc gia ở vị trí đầu bảng là Singapore, vốn đã từng là một nước có tỷ lệ mù chữ cao vào những năm 1960, chúng ta sẽ thấy họ đã tiến bộ vượt bậc như thế nào (để có được vị trí số 1 thế giới về chất lượng giao dục hiện nay).
Trong khi ở Anh, nghiên cứu này chỉ ra rằng có khoảng 1/5 trẻ em dưới 5 tuổi đã bỏ học và không có cơ hội tiếp nhận các cấp độ giáo dục cơ bản – và OECD cho rằng việc cải thiện (giảm bớt) con số này và nâng cao kỹ năng giáo dục có thể mang lại cho nền kinh tế Anh hàng ngàn tỷ USD.

"Tôi cho rằng đó là một phần của một tư duy, một kỳ vọng. Có rất nhiều ví dụ về các trường học đã cải thiện đáng kể về thứ hạng", bộ trưởng giáo dục Lord Nashcủa Anh cho biết.

Kết quả phân tích, dựa trên các điểm số bài test về toán và khoa học, là một bản đồ toàn cầu về các tiêu chuẩn giáo dục phổ quát hơn các kết quả trong bảng xếp hạng PISA trước đây của OECD, vốn chỉ tập trung vào các nước công nghiệp giàu có.

Bảng xếp hạng mới nhất này, xếp hạng của hơn 1/3 các quốc gia trên thế giới, cho thấy nền giáo dục của các quốc gia như Iran, Nam Phi, Peru và Thái Lan có thể sẽ xuất hiện ở quy mô quốc tế.

Đặc biệt hơn, một lần nữa nó cũng cho thấy sự yếu kém của nền giáo dục Hoa Kỳ, khi họ đứng sau các nước châu Âu và bị Việt Nam vượt qua. Bên cạnh đó, sự suy giảm của những quốc gia như Thụy Điển cũng là dấu hỏi lớn, nơi mà tuần qua OECD vừa đưa ra cảnh báo nước này đang có vấn đề nghiêm trọng trong hệ thống giáo dục. 

Học sinh Việt Nam vượt Mỹ, Anh về khoa học và toán

Chất lượng giáo dục ở trường học Việt Nam đã vượt qua cả Mỹ (Ảnh: Wikipedia)

Các số liệu trên cũng phản ánh khá tương quan với mức tăng trưởng GDP qua các thời học sinh ở các nước. Với giả định rằng tất cả các học sinh đang theo học ở các trường và đạt được những kỹ năng cơ bản nhất.

Việc xếp hạng dựa trên việc kết hợp gữa các đánh giá/ thẩm định quốc tế, bao gồm cả các kết quả trắc nghiệm PISA của OECD, trắc nghiệm TIMSS của các học giả ở Mỹ và kết quả TERCE ở Mỹ La-tinh, đã đưa các quốc gia phát triển và đang phát triển trên một thang điểm đồng nhất.

Những phát hiện này sẽ được trình bày chính thức tại Diễn đàn Giáo dục Thế giới diễn ra tại Hàn Quốc vào tuần tới, được Liên Hiệp Quốc đứng ra tổ chức với mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn cầu theo tầm nhìn 2030. 

Tất cả học sinh cần nỗ lực để thành công

Năm vị trí dẫn đầu bảng xếp hạng đều do các quốc gia châu Á nắm giữ, bao gồm: Singapore, Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan và Nhật Bản

Trong khi đó, 5 vị trí cuối bảng xếp hạng là Oman ở vị trí 72, theo sau lần lượt là Morocco, Honduras, Nam Phi và cuối bảng là Ghana.

"Nếu bạn có dịp tham dự các lớp học ở châu Á, bạn sẽ thấy các giáo viên ở đây đều mong đợi tất cả học sinh của mình thành công. Ở đây, có rất nhiều sự ràng buộc chặt chẽ, gắn kết và tập trung", ông Schleicher nhận xét.

"Các quốc gia này cũng rất giỏi trong việc thu hút các giáo viên tài năng nhất vào các lớp học có tính thử thách nhất, do vậy mỗi một học sinh/ sinh viên đều được tiếp cận các giáo viên xuất sắc". Báo cáo được OECD đưa ra và do Eric Hanushek đến từ Đại học Stanford University cùng Ludger Woessmann đến từ Đại học Munich University chấp bút lập luận, các tiêu chuẩn giáo dục là một "yếu tố dự báo khá chính xác/ mạnh mẽ về sự giàu có và thịnh vượng của một quốc gia sẽ đạt được trong cuộc đua dài hạn".

"Các chính sách giáo dục và thực hành nghèo nàn ở nhiều quốc gia cũng đại diện cho tình trạng kinh tế và sự suy thoái của quốc gia đó", bản báo cáo cho biết. 

Học sinh Việt Nam vượt Mỹ, Anh về khoa học và toán

Tiềm năng tăng trưởng kinh tế của 12 nước ở cuối bảng xếp hạng nếu đạt được mức phổ cập giáo dục cơ bản cho trẻ 15 tuổi.

Các mục tiêu thiên niên kỷ

Cải thiện giáo dục có thể tạo ra "lợi ích kinh tế dài hạn và tiến tới trở thành hiện tượng (về tăng trưởng)", ông Schleichernhận định.

Bản báo cáo cũng cho hay, nếu Ghana, quốc gia đang ở vị trí bét bảng, đạt được những kỹ năng cơ bản cho các học sinh 15 tuổi, thì họ sẽ có cơ hội nâng mức thu nhập GDP lên tới 38 lần, thông qua tuổi đời của lớp trẻ ngày nay.

Bên cạnh đó, bản báo cáo cũng là cơ sở để Diễn đàn Giáo dục Thế giới (World Education Forum) diễn ra vào tuần tới thuyết phục các nước về lợi ích kinh tế khi cải thiện chất lượng giáo dục. Hội nghị này, dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc, cũng là cột mốc quan trọng khi đánh dấu 15 năm kể từ khi thiết lập các mục tiêu giáo dục giữa các nhà lãnh đạo thế giới.

Học sinh Việt Nam vượt Mỹ, Anh về khoa học và toán

Một xưởng lắp ráp xe của Ý mở ra ở gần Hà Nội

Các mục tiêu thiên niên kỷ về giáo dục, như cải thiện tỷ lệ phổ cập giáo dục tiểu học, vẫn chưa hoàn toàn đạt được thành công Nhưng Diễn đàn World Education Forum sắp tới sẽ thiết lập một chu kỳ mục tiêu toàn cầu mới cho 15 năm tiếp theo.

Chúng ta hãy cùng kỳ vọng vào sự nhận thức và quyết tâm của các nhà lãnh đạo tại diễn đàn này.

Hữu Thắng

Theo BBC/OECD

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục