Làm cách nào để thoát khỏi tình trạng "overthinking - suy nghĩ quá nhiều"?

Trước hết, ta cần hiểu rõ overthinking - suy nghĩ quá nhiều là như thế nào, từ đó mỗi người có thể tìm ra những cách thức phù hợp để giúp bản thân dần trở nên tốt hơn.

Định nghĩa


Chuyên gia tâm lý học thuộc Đại học Yale - Tiến sĩ Susan Nole - Hoeksema, phân loại tích biểu hiện cơ bản của tình trạng overthinking chính là:

Ruminating - “nhai đi nhai lại”: Việc suy nghĩ đi suy nghĩ lại quá nhiều lần về một vấn đề
Worrying: Lo lắng quá nhiều (về tương lai)
Một cách hiểu sâu hơn về hai khái niệm trên dựa theo định nghĩa của Farah Aqel - một nhà báo chuyên viết về để tài khoa học, cho hay:

Ruminating: Chúng ta cứ suy nghĩ về một vấn đề quá nhiều lần, khiến cho tâm trí của bản thân bị ám ảnh bởi chính những suy nghĩ đó, rằng chúng ta cứ liên tục nghĩ về chúng rồi lại liên tưởng đến những khía cạnh sâu xa hơn. Ví dụ, những người có khuynh hướng suy nghĩ như vậy thường sẽ phân tích từng chi tiết về một mối quan hệ đã tan vỡ. Họ thường tự trách bản thân về những gì đã xảy ra và khi vượt qua vấn đề đó, họ sẽ cảm thấy hối tiếc, chẳng hạn như nghĩ rằng giá mà họ đã nhẫn nại hơn, giá mà họ có thể giúp đỡ người ấy nhiều hơn, có lẽ họ đã đánh mất người tuyệt vời nhất, sẽ không ai yêu thương họ nữa... và những suy nghĩ tương tự. Tình trạng suy nghĩ lặp đi lặp lại về một vấn đề thường bao gồm việc hối tiếc, tự ghê tởm và tự trách , thậm chí nếu tình trạng ấy diễn biến phức tạp hơn sẽ dễ dẫn đến chứng trầm cảm, lo âu và rối loạn ăn uống.
Ngược lại, việc lo lắng quá đỗi về tương lại (worrying) phản ánh mong muốn về việc dự đoán tương lai, khiến chúng ta có những suy nghĩ tiêu cực về những gì có thể/không thể xảy ra trong một tình huống nhất định. Tình trạng này có thể khiến bạn cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi, nhưng cũng không đến nỗi khiến bạn quá lo lắng hay ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm của chúng ta.

Suy nghĩ quá nhiều

 

Làm thế nào để chấm dứt tình trạng suy nghĩ quá nhiều này?


Có khá nhiều cách để giúp chúng ta có thể thoát khỏi tình trạng trên, hoặc chí ít là giúp chúng ta kiểm soát và giảm thiểu dần mức độ của việc đó

Kỹ thuật ngừng suy nghĩ: Khi nhận ra bản thân đang rơi vào vòng xoáy của những suy nghĩ tiêu cực, hãy tự nhủ và lớn tiếng nói "dừng lại".
Nhắc nhở bản thân rằng suy nghĩ chỉ là suy nghĩ: Những người suy nghĩ quá nhiều thường tin rằng những suy nghĩ tiêu cực của họ về điều gì đó sẽ trở thành sự thật. Thế nhưng, bạn nên nhớ rằng (và tự nhắc nhở, nhắn nhủ bản thân) những điều đó chỉ là suy nghĩ mà thôi, chỉ là suy nghĩ chứ không phải điều đang diễn ra hay sẽ diễn ra...
Luôn tỉnh táo và nhận thức về hiện tại: Hãy đặt tâm trí ở hiện tại, chỉ nghĩ về hiện tại và đừng phán xét những suy nghĩ của bạn thân.
Sắp xếp lại dòng suy nghĩ đang “chảy trong đầu”: Thông thường, việc nhận thức về một tình huống có tác động lớn hơn đến cảm xúc và hành vi của bạn. Bằng cách sắp xếp lại quan điểm của bản thân về vấn đề đang phải đối mặt, chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được suy nghĩ của mình.
Những phương pháp trên đây có thể chỉ là tương đối, nhưng dù ít dù nhiều cũng sẽ giúp ích được cho những ai đang gặp phải tình trạng trên. Bản thân mình cũng đã từng mắc kẹt với “overthinking”, nhưng khi mình cảm thấy nó hại nhiều hơn lợi, mình đã dần tự dứt ra được khỏi tình trạng khó ưa này. Suy nghĩ thì tốt thôi, nhìn xa trông rộng cũng chẳng sai, nhưng tựa như câu “nói trước bước không qua”, hay như ba mình hay bảo “ai biết được có còn sống đến mai không”, mình đã dần đỡ hơn rất nhiều, nhất là với việc tự trách bản thân hay là suy nghĩ “giá như”, “nếu…thì”, bởi vì cuộc đời đâu có “giá như” hay “nếu… thì”. Let's YOLO, because You Only Live Once!

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục