Món ăn truyền thống của các quốc gia châu Á trong Tết cổ truyền

Với những quốc gia châu Á ăn Tết cổ truyền như: Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore... thì mọi hành động trong ngày đầu năm mới đều phải thực hiện rất cẩn trọng. Bởi họ tin rằng: Sự khởi đầu sẽ ảnh hưởng đến suốt cả năm. Ngoài những tập tục, kiêng kỵ, món ăn ngày Tết không chỉ ngon miệng, bổ dưỡng mà còn phải hàm chứa nhiều ý nghĩa tốt đẹp.

Ý nghĩa thực sự nằm sau những logo nổi tiếng

Khám phá những bí ẩn của thế giới không gian đa chiều

Chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên như thế nào?

Việt Nam

Nhắc tới Tết Nguyên đán của người Việt không thể thiếu những chiếc bánh chưng xanh luôn đi theo cặp kèm theo đó là dưa hành Sự ra đời của bánh chưng gắn liền với truyền thuyết về hoàng tử Lang Liêu vào đời Hùng Vương thứ 6. Bánh chưng có hình vuông tượng trưng cho mặt đất - một trong 2 lễ vật mà hoàng tử Lang Liêu dành để cúng tiến tiên vương, thể hiện đạo hiếu với thế hệ trước và sự biết ơn đất trời.

Bánh chưng nằm trong số ít loại bánh truyền thống có lịch sử lâu đời, được sử sách Việt nhắc lại và có vị thế, chỗ đứng quan trọng trong tâm thức, đời sống ẩm thực của người Việt. Nguyên liệu làm bánh chưng gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn và lá dong. Bánh thường được làm vào dịp Tết cổ truyền và ngày giỗ Tổ Hùng Vương.

Món ăn truyền thống của các quốc gia châu Á trong Tết cổ truyền - Ảnh 2

Nhiều đời nay, bánh chưng được coi là “linh hồn” của Tết Nguyên đán, thể hiện sự cầu chúc cho năm mới no đủ, may mắn và nhiều điều tốt đẹp. Nếu bánh chưng là đặc trưng ẩm thực ngày Tết miền Bắc Việt Nam, thì bánh tét (gói hình trụ, cắt lát ra thành những khoanh tròn), có nguyên liệu gần giống bánh chưng, chỉ khác ở chỗ được bọc bằng lá chuối là món bánh tiêu biểu cho ngày Tết trong miền Trung, miền Nam Việt Nam.

Trung Quốc

Với người miền Bắc Trung Quốc món ăn truyền thống trong ngày Tết cổ truyền của họ là sủi cảo. Sủi cảo gồm 2 phẩn: vỏ và nhân. Vỏ làm bằng bột mì, bột gạo, nhân gồm có thịt và rau trộn lẫn với nhau. Theo tiếng Trung Quốc, rau trộn với thịt làm nhân đồng âm với từ “có của”, băm thịt càng lâu, càng tạo ra tiếng động to nghĩa là “lâu dài và dư thừa”.

Sủi cảo được gói thành hình bán nguyệt, dùng tay miết mép bánh thành đường diềm thật đều gọi là “viền phúc”. Có nhà còn kéo dài 2 đầu của hình bán nguyệt rồi nối liền với nhau tạo hình như nén bạc. Từ hình dáng, cách làm và những đặc điểm riêng biệt, người Trung Quốc quan niệm ăn sủi cảo vào năm mới sẽ mang lại nhiều may mắn, tài lộc.

Món ăn truyền thống của các quốc gia châu Á trong Tết cổ truyền - Ảnh 3

Sủi cảo

Một số nơi ở nông thôn còn in hình bông lúa lên vỏ sủi cảo với ý nghĩa cầu chúc một năm mới được mùa ngũ cốc. Đặc biệt, người Trung Quốc không bao giờ ăn hết số sủi cảo bày trên đĩa mà phải chừa lại số chắn bánh với ngụ ý “năm nào cũng dư thừa”...

Trong khi đó, người miền Nam Trung Quốc lại đón Tết cổ truyền với bánh “niangao” (niên cao). Bánh này được làm từ bột nếp khuấy đặc rồi đổ vào khuôn sau đó cắt thành những lát mỏng và chiên, có hai vị mặn và ngọt. Từ “cao niên” trong tiếng Quảng Đông là từ đồng âm với Nìn Cú, nghĩa là mỗi năm một cao hơn, tiến bộ hơn. Do đó, mỗi dịp năm mới về, người miền Nam Trung Quốc lại làm bánh niên cao đón Tết để cầu mong một năm mới ngày càng tốt đẹp hơn.

Món ăn truyền thống của các quốc gia châu Á trong Tết cổ truyền - Ảnh 4

Bánh niên cao

Hàn Quốc

Kimchi là món ăn luôn hiện diện trong 3 ngày Tết cổ truyền ở Hàn Quốc vì tượng trưng cho sự may mắn trong cuộc sống và kinh doanh.

Món ăn truyền thống của các quốc gia châu Á trong Tết cổ truyền - Ảnh 5

Súp Tteokguk

Ngoài ra, trong ngày đầu tiên của năm mới, người Hàn Quốc còn ăn một chén súp Tteokguk (gồm bánh Tteok làm từ bột gạo dùng với nước xương bò hầm, thịt bò, hành hoa) để cầu sức khỏe và trường thọ trong năm mới. Theo cách tính tuổi của người Hàn, năm mới đồng nghĩa với thêm một tuổi mới. Vì vậy, ăn súp tteokguk cũng là hoạt động mừng sinh nhật.

Sau bữa ăn, mọi người lại uống “poricha” làm từ trà pha với bột lúa mạch và rượu “gui balki sool” với mong muốn được gặp những điều may mắn, tốt lành trong năm mới.

Nhật Bản

Nhật Bản đã bỏ ăn Tết cổ truyền từ năm 1873. Kể từ đó, người Nhật chỉ ăn Tết Dương lịch. Tuy nhiên, khi nói về ẩm thực truyền thống trong ngày Tết của người Nhật Bản cũng có nhiều điều thú vị.

Món bánh không thể thiếu trong bữa ăn đầu năm mới của người Nhật là kagamimochi. Người Nhật quan niệm bánh vừa là lễ vật thể hiện sự kính trọng thần linh vừa là món ăn đem lại may mắn và sức khỏe trong năm mới.

Món ăn truyền thống của các quốc gia châu Á trong Tết cổ truyền - Ảnh 6

Hộp đồ ăn osechi-ryori ba tầng được bày biện đẹp mắt của người Nhật

Bữa ăn mừng Tết Âm lịch của người Nhật được gọi là osechi-ryori, gồm nhiều món (tảo biển luộc konbu, bánh cá kamaboko, đậu nành đen kuromame, tôm rim với rượu sake và nước tương...) đựng trong những chiếc hộp jubako.

Mối món ăn đều mang ý nghĩa tốt lành để chào đón năm mới. Như đậu đen là tượng trưng cho lời chúc sức khỏe, trứng cá trích nụ ý sẽ có con đàn cháu đống, mì soba sợi dài, dai biểu tượng cho tuổi thọ và may mắn...

Philippines

Món ăn truyền thống của các quốc gia châu Á trong Tết cổ truyền - Ảnh 7

Năm 2012, Tết Âm lịch mới trở thành ngày lễ lớn chính thức của Philippines. Trong ngày Tết, món ăn không thể thiếu của người Philippines là bánh Tikoy. Bánh được làm từ gạo nếp trộn mỡ lợn, đường, nước, nhúng vào trứng gà rồi chiên. Người Philippines tin rằng: Ăn bánh Tikoy vào ngày đầu năm giúp những người thân trong gia đình thêm gắn bó, đoàn kết và luôn bên nhau.

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục