Người xưa có kiểu "ngủ hộp" kỳ lạ khiến hậu thế khó có thể tưởng tượng

Về thiết kế bên ngoài, nó khá giống với một chiếc tủ. Tuy nhiên, bên trong, người ta kê một chiếc giường để ngủ và có một cửa ra vào.
Trong lịch sử văn hóa châu Âu, sự riêng tư trong giấc ngủ là một khái niệm vô cùng xa lạ. Nếu chỉ nói đến những gia đình nghèo thì sẽ chẳng có gì đáng để bàn tán bởi điều kiện kinh tế không cho phép nên mỗi nhà chỉ có một đến hai phòng, trong đó phòng lớn hơn được tận dụng làm phòng ngủ và phòng khách, tất cả mọi người trong gia đình hay kể cả khách khứa đều ngủ cùng nhau.

Thế nhưng, ở những gia đình giàu có hay ở những cung điện rộng lớn, xa hoa, việc ông chủ và đầy tớ, chủ nhà và người hầu ngủ chung một phòng cũng không phải là điều xa lạ. Thậm chí với các cặp vợ chồng, chuyện chăn gối là chuyện hết sức tế nhị, thế nhưng người ta cũng chỉ sử dụng những chiếc rèm vải.
Người xưa có kiểu "ngủ hộp" kỳ lạ: Sự sáng tạo của tổ tiên nằm ngoài sức tưởng tượng của con cháu - Ảnh 1.

Một chiếc giường hộp của người xưa.

Tuy nhiên, có một khoảng thời gian, người châu Âu cổ xưa lại dành một sự quan tâm đặc biệt đến sự riêng tư cá nhân trong việc ngủ nghỉ. Đánh dấu khoảng thời gian này là sự ra đời và tồn tại của một chiếc giường có thiết kế vô cùng đặc biệt mà người ta gọi nó là giường hộp.

Vào thời đó, trong nhiều ngôi nhà ở những vùng nông thôn của Scotland, Pháp, Anh và một phần của Hà Lan, có thể dễ dàng bắt gặp loại giường này. Về thiết kế bên ngoài, nó khá giống với một chiếc tủ. Tuy nhiên, bên trong, người ta kê một chiếc giường để ngủ và có một cửa ra vào.

Người xưa có kiểu "ngủ hộp" kỳ lạ: Sự sáng tạo của tổ tiên nằm ngoài sức tưởng tượng của con cháu - Ảnh 2.

Nếu không có cửa, họ sẽ thay thế bằng rèm vải. Ngoài việc tạo không gian riêng tư, giường hộp còn có chức năng giữ ấm cơ thể vào mùa đông và đồng thời cũng là một "người bảo vệ" giúp người bên trong có thể tránh được những tên trộm, đặc biệt là sói và động vật lạ xâm nhập vào nhà. Một số người nói rằng, nông dân đã sử dụng chiếc giường như một nhà trẻ để trông giữ con cái của họ mỗi khi họ phải đi làm việc.

Theo Encyclopedia of Cottage, Farmhouse and Villa Architecture and Furniture – cuốn Bách khoa toàn thư về kiến trúc và nội thất, xuất bản lần đầu tiên vào năm 1833 – để tăng thêm công dụng của giường hộp, ở bên dưới, bên trên hoặc hai bên cạnh của nó, người ta thiết kế thêm những hộc tủ hoặc những chiếc kệ, giá để đựng đồ dùng hoặc quần áo.

Bên cạnh đó, cuốn bách khoa toàn thư còn ghi rằng để đảm bảo tuyệt đối sự riêng tư, ở một số vùng phần cửa ra vào của chiếc giường, cửa của những chiếc giá, kệ gắn kèm được thiết kế với cả khóa bên trong và bên ngoài để người dùng có thể chủ động được khi đi ngủ vào ban đêm và khi vắng nhà.

 

Người xưa có kiểu "ngủ hộp" kỳ lạ: Sự sáng tạo của tổ tiên nằm ngoài sức tưởng tượng của con cháu - Ảnh 3.
Người xưa có kiểu "ngủ hộp" kỳ lạ: Sự sáng tạo của tổ tiên nằm ngoài sức tưởng tượng của con cháu - Ảnh 4.

Giường hộp xuất phát từ những vùng nông thôn, nhưng sau đó đã nhanh chóng khẳng định được vị trí thời thượng của mình trong xã hội khi các nhà giàu cũng bắt đầu sử dụng loại nội thất này.

Giường hộp có thể được thiết kế độc lập để tiện cho việc di chuyển, tuy nhiên nó cũng có thể được thiết kế âm tường hoặc gắn liền với kiến trúc của tổng thể ngôi nhà. Để tối đa sự riêng tư, nhiều thợ làm tủ thời đó đã "ngụy trang" loại giường này thành những tủ quần áo, tủ đựng chén đĩa hoặc "giấu" chúng đằng sau những giá sách hoặc kệ để đồ vật.

Khẳng định được mình ở sự riêng tư và kín đáo cùng sự tiện lợi nhưng vì vấn đề về vệ sinh cá nhân khi dùng trong một thời gian dài, đầu thế kỷ 19, giường hộp đã không còn được sử dụng.

Chỉ ở Scotland, người ta vẫn tiếp tục trưng dụng loại đồ vật này. Tuy nhiên, không lâu sau đó, nó cũng bị "khai tử".

 
Theo Pháp Luật và Bạn Đọc
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục