Quan Vũ một đời kiêu ngạo nhưng vô cùng tôn trọng 4 người đặc biệt

Một đời kiêu ngạo như Quan Vũ, vẫn có 4 người được ông tôn trọng từ tận đáy lòng. Trong đó, 2 người là huynh đệ, 2 người lại là kẻ địch không cùng chiến tuyến.
 
Tam Quốc: Quan Vũ một đời kiêu ngạo nhưng vô cùng tôn trọng 4 người đặc biệt - Ảnh 1.

Quan Vũ

Tam quốc diễn nghĩa: Gia Cát Lượng giàu tới đâu?

Chưa cần đến 3 tháng để diệt Thục Hán, vì sao họ Tư Mã phải mất 2 thập kỷ để thôn tính Đông Ngô?

Là một trong tứ đại kỳ thư của Trung Quốc, Tam Quốc Diễn Nghĩa nhận được sự yêu thích của rất nhiều độc giả trên thế giới. Trong tác phẩm của La Quán Trung tiên sinh có "tam tuyệt", gồm "gian tuyệt" Tào Tháo, "Trí tuyệt" Khổng Minh và "Nghĩa tuyệt" Quan Vũ. Tuy nhiên tính cách của Quan Vũ lại có nhược điểm rõ ràng mà ai cũng dễ dàng nhìn ra, đó là quá kiêu ngạo.

Ngay cả với Hoàng Trung khi được sắc phong Ngũ hổ tướng, Quan Vũ cũng bất mãn nói rằng: "Đại trượng phu không cùng hàng ngũ với lão tốt".

Ấy vậy mà một đời kiêu ngạo như Quan Vũ, vẫn có 4 người được ông tôn trọng từ tận đáy lòng.

Tam Quốc: Quan Vũ một đời kiêu ngạo nhưng vô cùng tôn trọng 4 người đặc biệt - Ảnh 2.

Lưu Bị

Tư duy đúng tạo nên khoảng cách giữa người có mức lương năm là 1 tỷ đồng và 100 triệu đồng: 5 lối tư duy giúp bạn “đánh đâu thắng đó”
Cách tiêu tiền của tỷ phú Warren Buffett
Các nước đang dùng ứng dụng gì để chống lại Covid-19?

Người đầu tiên không ai khác chính là Lưu Bị. Năm Công Nguyên 184, loạn Hoàng Cân bùng nổ, Lưu Bị tại Trác quận tập hợp được một nhóm dũng quân, Quan Vũ và Trương Phi cũng chủ động đến gia nhập, cùng Lưu Bị chiến đấu và lang bạt nương nhờ khắp nơi.

Ngay cả khi Lưu Bị nhiều lần thất bại trước Tào Tháo, mộng đại nghiệp không có chút khởi sắc, Quan Vũ vẫn cúc cung tận tụy ở bên cạnh Lưu Bị. Ông có một thời gian đầu hàng Tào Tháo, nhưng ngay biết được tung tích của Lưu Bị, ông liền vội vàng bỏ đi, bất chấp Tào Tháo dùng đủ mọi cách níu giữ.

Tam Quốc: Quan Vũ một đời kiêu ngạo nhưng vô cùng tôn trọng 4 người đặc biệt - Ảnh 3.

Trương Phi

Sự thật về nhân vật dám mắng Gia Cát Lượng, xem thường Trương Phi

Lúc còn trẻ, tôn thờ sự thông minh có phần phô trương của Gia Cát Lượng, bước vào tuổi trung niên mới ngộ ra được trí tuệ tiềm ẩn của kẻ luôn bị xem là thỏ đế

Người thứ hai là Trương Phi. "Chủ công cùng với 2 người ăn cùng mâm, ngủ cùng giường, ân như huynh đệ", điều này đủ để thấy mối quan hệ giữa Lưu-Quan-Trương không khác gì huynh đệ ruột thịt. Sự việc cũng được Tam Quốc Diễn Nghĩa xây dựng thành điển tích "Kết nghĩa đào viên" nổi tiếng.

Đến tận hôm nay tôi mới hiểu, tại sao bạn mình làm sếp còn tôi thì cứ mãi ở vị trí nhân viên
Người tính toán để 14 lần trúng xổ số độc đắc
Tại sao Tần Thủy Hoàng là vị vua duy nhất mặc áo long bào đen?

Khác với Trương Phi trong tiểu thuyết, Trương Phi chính sử là một đại tướng có dũng có mưu, từng chặn cầu ở Trường Bản, khuyên hàng Nghiêm Nhan, đại phá Trương Cáp, lập được vô số công lao.

Chỉ tiếc, tính cách Trương Phi "yêu kính người quân tử mà không thương xót kẻ tiểu nhân", hay đánh đập người dưới, cuối cùng bị bộ hạ dưới trướng mình ám sát, cuộc đời anh hùng kết thúc trong bi thảm.

Hai người còn lại giành được sự tôn trọng của Quan Vũ là những người không cùng chiến tuyến.

Tam Quốc: Quan Vũ một đời kiêu ngạo nhưng vô cùng tôn trọng 4 người đặc biệt - Ảnh 4.

Trương Liêu.

Người thứ 3 là Trương Liêu. Kể từ khi Trương Liêu còn phục vụ dưới trướng của Lữ Bố, ông đã có một mối quan hệ hữu hảo với Quan Vũ. Dù vậy nhưng sau khi Lữ Bố bại trận, Trương Liêu vẫn lựa chọn đầu quân cho Tào Tháo thay vì cùng Quan Vũ phò tá Lưu Bị.

Khi ba huynh đệ Lưu - Quan - Trương thất lạc nhau, Quan Vũ bị kẹt trên núi. Bấy giờ, chính Trương Liêu là người đã cố gắng thuyết phục được Quan Vũ đầu hàng theo Tào, thay vì tử chiến một cách vô ích.

Trong khoảng thời gian ngắn Quan Vũ quy phục Tào Tháo, mối quan hệ hảo hữu giữa 2 người càng thêm sâu nặng. Trương Liêu sớm đã hiểu thấu rằng chỉ cần có tin tức của Lưu Bị, Quan Vũ sẽ chắc chắn rời đi. Ông vì chuyện này mà day dứt bởi không biết có nên báo cáo với Tào Tháo hay không. Ông sợ một khi tiết lộ tâm tư của Quan Vũ, chủ công Tào Tháo sẽ giết vị hảo hữu của mình để trừ hậu họa.

Hé lộ sự thật về nơi chôn cất Tư Mã Ý: Không thể che giấu dù tìm đủ mọi kế tung hỏa mù
Lí giải tại sao chữ "x" được dùng để ký hiệu ẩn số trong toán học
Phát hiện đột phá tại 'địa ngục' sâu 3.000 km của Trái Đất: Thứ quyết định sự tồn vong chính là đây!
Tam Quốc: Quan Vũ một đời kiêu ngạo nhưng vô cùng tôn trọng 4 người đặc biệt - Ảnh 5.

Bàng Đức

8 thế ngoại cao nhân trong Tam Quốc Diễn Nghĩa gồm những ai?

Sau khi Tào Tháo mất, ai là người cứu nhà Ngụy thoát khỏi cảnh hỗn loạn?

Người còn lại chỉ là một tướng lĩnh không quá nổi bật, Bàng Đức. Ông ban đầu là võ tướng Tây Lương, thủ hạ của Mã Siêu, sau được ơn của Tào Tháo nên theo Ngụy.

Năm Kiến An tứ 23, Quan Vũ ở Kinh Châu hưởng ứng lời hiệu triệu của Lưu Bị, dẫn quân tiến đánh Phàn Thành. Bàng Đức được Tào Tháo phong làm Chinh Tây đô tiên phong, cùng Vu Cấm khởi 7 đạo quân ngăn chặn Quan Vũ.

Bàng Đức thân chinh cùng với Quan Vũ giao chiến, ông bị Quan Vũ đánh, trong lúc nguy cấp, được Nhạc Tiến bắn yểm trợ, Quan Vũ bị trúng tên phải về dưỡng thương.

Sau đó, Quan Vũ lợi dụng mưa lớn, chỉ huy thủy quân dùng thuyền đến tập kích, lính ở trên thuyền lớn bốn bề cùng bắn tên lên trên đê. Bàng Đức tuy không mặc áo giáp che tên, nhưng thân thủ phi phàm nên tên không bắn trúng.

Bàng Đức càng đánh càng hăng, khí thế càng mạnh mẽ, nhưng nước dần dâng cao, tướng sĩ dưới trướng đều ra hàng. Bàng Đức sau đó rơi vào tay Quan Vũ nhưng vẫn hiên ngang, đứng thẳng không chịu quỳ.

Quan Vũ vô cùng kính phục trước sự kiên cường của Bàng Đức, liền có ý muốn khuyên hàng: "Anh ngươi ở Hán Trung, ta muốn dùng ngươi làm tướng, sao chẳng sớm hàng đi?". Nhưng Bàng Đức tức giận mắng chửi, sau cùng bị Quan Vũ sai đem chém đầu. Quan Vũ thấy thương tiếc vì lòng trung, nên ông cho mai táng tử tế.

Theo ĐSPL
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục