Bí ẩn trận không chiến dữ dội trên bầu trời Los Angeles năm 1942: UFO hay máy bay địch?

Năm 1942, một trận không chiến dữ dội đã nổ ra trên bầu trời TP Los Angeles (Mỹ), khi một vật thể bí ẩn không rõ nguồn gốc xâm nhập vào không phận.

Để nắm bắt sự việc này, cần hiểu rõ hơn cục diện khi đó, khi Mỹ vừa mới tham gia Thế chiến II.

Đòn giáng phủ đầu của quân Nhật, không thể không cảnh giác

Tháng 12/1941, máy bay Nhật bất ngờ tấn công căn cứ quân sự của Mỹ tại Trân Châu Cảng, khiến hơn 2400 người thiệt mạng. Sau sự kiện này, Mỹ chính thức tham gia Thế chiến II.

trận chiến Los Angeles
Vụ tấn công Trân Châu Cảng của quân Nhật năm 1941. Ảnh: interactives.dk

3 tháng sau, vào ngày 23/2/1942, tàu ngầm Nhật bất ngờ đánh bom mỏ dầu Ellwood ở bang California, bờ biển phía Đông Hoa Kỳ. Trước tình cảnh đó, tinh thần cảnh giác của người Mỹ trước những đợt tấn công tiềm tàng của quân Nhật lên rất cao, đặc biệt ở khu vực này. Đây chính là một trong nhân tố thúc đẩy nên sự kiện lịch sử ngày hôm sau – vụ Đại không kích tại thành phố Los Angeles lân cận, một trong những vụ oanh tạc pháo phòng không khủng khiếp nhất trong lịch sử, với một kẻ thù vô danh mà cho đến nay vẫn còn là một bí ẩn.

Đại không kích Los Angeles – cuộc chạm trán với máy bay Nhật, hay UFO?

Sự việc bắt đầu vào tối thứ ba, ngày 22/2/1942. Đêm hôm đó, một loạt các chớp sáng được báo cáo xuất hiện trên bầu trời thành phố Los Angeles. Một thông báo đã được thiết lập vào 7:18, và hạ xuống vào 10:23.

Tầm đầu giờ sáng ngày hôm sau (25/2), lúc 2:25, còi báo động máy bay địch vang lên khắp hạt Los Angeles, đánh thức một triệu người dân ở khu vực nam California. Cùng lúc, chính quyền ra lệnh cúp điện toàn bộ khu vực. Hầu hết mọi người đi ngủ trở lại trong khi hơn 12.000 dân phòng không kích được triệu tập vào vị trí, hầu hết họ chỉ cho đây là một cuộc diễn tập bình thường, chuẩn bị cho một cuộc chiến tiềm tàng trong tương lai – một cuộc xâm lược khác của quân Nhật. Tuy nhiên, vào lúc 3:16, tất cả mọi người đã bị sốc khi bị đánh thức trở lại, lần này bởi những âm thanh ghê rợn, sởn gai ốc đối với bất kỳ ai chưa từng phục vụ trong quân ngũ.

Những tiếng nổ vang trời của pháo phòng không của Lữ đoàn pháo binh duyên hải vang lên khắp nơi, lôi tất cả mọi người ra khỏi giường. Trước khi họ có thể tiến đến cửa sổ để xem xem chuyện gì đang diễn ra thì những chớp sáng của đạn phòng không liên tục khai nổ trên không trung, kèm theo những âm thanh “bùm bùm” vang đất dậy trời. Các mảnh đạn lạc phóng lên không trung rồi dần dần rơi xuống thành phố như trút nước.

Không ai rõ chuyện gì đang xảy ra, bởi tất cả các đài phát thanh truyền tin đã bị yêu cầu tạm dừng hoạt động vào 3:08, nhưng bầu trời đêm với những đốm sáng lấp lóe liên hồi trải dài liên tục 45 km đã phần nào hé lộ câu chuyện.

trận chiến Los Angeles
Đèn pha rọi vào vật thể lạ trên bầu trời đêm tại thành phố Los Angeles kèm theo các đợt pháo kích, vào đầu giờ sáng ngày 25/2/1942. Ảnh: Los Angeles Times

Hỏa lực pháo binh vẫn tiếp tục rải rác cho đến gần sáng, đến 4:14 mới chấm dứt. Đến 7:21 sáng, lệnh “all clear” được ban bố, điện trở lại thành phố, mọi thứ trở về bình thường.

Sau chót, người ta ước tính tổng cộng có hơn 1.400 viên đạn được khai hỏa.

Đây là một cuộc chiến tầm cỡ và quy mô, nhưng không ai rõ danh tính thủ phạm. Đạn lạc đã gây hư hại cho một số tòa nhà và xe cộ, 5 dân thường đã thiệt mạng như kết quả gián tiếp của hỏa lực phòng không: 3 người mất trong các vụ tai nạn xe hơi trong tình trạng hỗn loạn hậu kỳ, 2 người lên cơn đau tim do sự căng thẳng tột độ từ cuộc không kích kéo dài hơn 1 tiếng. Sự kiện này đã lên trang nhất toàn bộ các tờ báo ở dọc khu vực bờ biển Thái Bình Dương của Hoa Kỳ và được nhiều phương tiện truyền thông đại chúng khắp cả nước theo dõi .

trận chiến Los Angeles
Tờ Los Angeles Times đưa tin về vụ việc. Ảnh: Los Angeles Times

Theo quan điểm chính thức từ phía chính phủ Hoa Kỳ, vụ việc này là một dạng “báo động giả”, gây ra bởi một khí cầu thời tiết hoạt động trong khu vực. Chính khí cầu này đã “khơi mào cho loạt không kích”. Nhìn chung, vụ việc này là một trường hợp điển hình của “tình trạng căng thẳng chiến tranh” gây ra bởi một khí cầu thời tiết thất lạc, được làm trầm trọng thêm bởi áp lực đến từ các cuộc tấn công không lâu trước đó của quân Nhật trong vụ Trân Châu Cảng và vụ đánh bom tại Ellwood. Cũng có giả thuyết cho rằng vài chiếc máy bay thương mại đã được sử dụng như một đòn chiến tranh tâm lý để tạo nên tình trạng hoảng loạn.

Tuy nhiên, cũng có nhiều luồng ý kiến trái chiều, đưa ra nhận định về một vụ che giấu tiềm năng. Báo chí thời đó đưa ra một số báo cáo và phỏng đoán về một vụ che giấu sự thật tiềm tàng.

Lấy ví dụ, một bài xã luận trên tờ báo Long Beach Independent địa phương cho hay, “Có một thái độ ngần ngại khó hiểu và bí ẩn về toàn bộ vụ việc này. Dường như có một vài hình thức kiểm duyệt nào đó nhằm ngăn chặn việc thảo luận về vấn đề này”.

Trong một cuộc kêu gọi Quốc Hội điều tra, dân biểu Leland Ford đã nói, “… cho đến nay không một lời giải thích nào được đưa ra có thể loại bỏ vụ này ra khỏi danh sách ‘các bí ẩn trọn vẹn’”.

Cho đến nay, vẫn chưa có một kết luận nào nhận được sự ủng hộ từ nhiều luồng. Có thể nó sẽ tiếp tục là một bí ẩn, nếu như không có thông tin quý giá từ chính những nhân chứng trong cuộc, những người đã trải qua “cuộc pháo không kích” và … tận mắt chứng kiến vật thể bí ẩn trên bầu trời.

Mánh khóe di chuyển khôn ngoan, ẩn giấu hành tung trước ra-đa quân sự

Theo lời khai các nhân chứng tại hiện trường, đầu giờ sáng ngày 25/2, một vật thể bí ẩn xuất hiện trên không trung, bay bằng bằng ở độ cao thấp. Vật thể bay trên biển gần chạm mặt nước, hướng về phía thành phố Los Angeles tại mức vận tốc cực cao. Từ vận tốc khoảng 120 dặm/giờ, vật thể này đã giảm vận tốc xuống còn 50 dặm/giờ. Có lẽ nó đã bắt được tín hiệu thăm dò từ thiết bị theo dõi tầm xa, hoặc các thiết bị bắt tín hiệu radar cơ bản.

Tập hợp lời khai các nhân chứng rải rác trong nhiều năm cho thấy, vật thể này đã di chuyển vào vùng ‘điểm mờ’ ra-đa, khi chỉ loanh quanh tại những triền núi hẻo lánh ít người dọc cạnh bắc của vùng núi Santa Monica – một khu vực cách thành phố Los Angeles khoảng 25 km. Sau đó nó di chuyển về phía nam, len lỏi trong các khoảng không bên trong rừng núi, trú ngụ đằng sau tầm ngắm khả thi của hầu hết súng phòng không và bất kỳ ra-đa hay thiết bị nghe ngóng tầm xa nào. Sau khi bay ra khỏi vùng núi Santa Monica, vật thể này đã hơi đổi hướng bay một chút về phía đông, đồng thời duy trì độ cao trên 155 m của khu đồi Baldwin lân cận, dường như để né tránh sự chú ý của tất cả máy bay và vũ khí tại Phi trường Mines (hiện là Sân bay Quốc tế Los Angeles).

trận chiến Los Angeles
Ảnh: ytimg.com

Kích cỡ khổng lồ: ‘Bay ngang qua đầu chúng tôi nhưng mãi vẫn không hết’

Scott Littleton (1933 – 2010) là giáo sư nhân chủng học tại Đại học Occidental College. Khi còn bé, ông sống ở vùng biển miền nam California, một trong những nơi có thể quan sát vụ việc này. Hồi tưởng lại sự việc hôm đó, ông kể:

“… chiếc phi cơ này chắc chắn đang dần dần hạ thấp độ cao từ khi rời khỏi đồi Baldwin bởi khi nó bay qua đầu chúng tôi, vật thể này, bất kể nó là gì, chắc chắn không bay quá cao khỏi mặt đất. Vật thể này rất to lớn, khi nó trồi ra khỏi vùng đồi, nó lớn đến nỗi khi bay ngang qua đầu chúng tôi, chúng tôi chỉ nhìn thấy phần đáy mà không thể nhìn thấy cạnh sườn — và phải rất rất lâu sau vật thể này mới bay hết qua đầu chúng tôi”.

trận chiến Los Angeles
GS Scott Littleton. Ảnh: wp.com

Tike Karavas, một giáo viên tại Bảo tàng Lịch sử Redonda, khu vực nằm trong hạt Los Angeles, cũng là một nhân chứng trong cuộc. Ông cho biết vào đêm hôm đó, vật thể này đã cũng bay qua ngay trên đầu cha con ông. Ông nói:

“Cha tôi, vào năm 1929 đã có dịp quan sát khinh khí cầu Graf Zeppelin cập cảng phi trường Mines, thậm chí được đi bộ dọc theo cạnh bên và bên dưới khí cầu khổng lồ này. Ông thường nói vật thể đã bay qua đầu cha con tôi đêm đó lớn ngang, thậm chí lớn hơn, một khí cầu Zeppelin. Khi lớn lên, tôi biết được rằng khí cầu Zeppelin có chiều dài lên đến 236 m, nhưng tôi không chắc vật thể đêm hôm đó lớn đến chừng nào so với khí cầu này”.

trận chiến Los Angeles
Tike Karavas. Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Redondo
trận chiến Los Angeles
Khí cầu Graf Zeppelin thăm phi trường Mines vào năm 1929. Ảnh: welweb.org

Tuy nhiên, sử dụng phương pháp đạc tam giác vào bức ảnh chụp đen trắng nguyên (hình dưới), GS Littleton cùng cộng sự đã ước tính được kích thước của vật thể này, và cho ra kết quả thậm chí còn lớn hơn một khí cầu Zeppelin.

trận chiến Los Angeles
Đèn pha rọi vào vật thể lạ trên bầu trời đêm tại thành phố Los Angeles kèm theo các đợt pháo kích, vào đầu giờ sáng ngày 25/2/1942. Ảnh: Los Angeles Times

Gs Littleton đi đến kết luận rằng:

“Từ chiều ngang của các chùm sáng hướng đến vật thể, … cộng sự Frank Warren của tôi đi đến kết luận rằng nó hẳn phải lớn hơn rất nhiều, với chiều dài lên đến tầm khoảng 243 m. Tôi đồng ý với ước tính này”.

Hình dạng đặc thù, không hề phát ra âm thanh

Vật thể này cũng có hình dạng và cấu trúc rất đặc biệt. Tike Karavas cho biết:

“Khi tiếp xúc gần với nó, tôi nhận ra rằng vật thể này không tròn trịa như khí cầu Zeppelin, nhưng rộng và dẹt hoặc hơi cong về phía trung tâm dọc theo phần đáy từ cạnh bên. Nó cong nhọn dần khi đi về phía đỉnh, khá giống một cái xẻng nhọn lộn ngược. Từ chỗ tôi quan sát nó không có cấu trúc xương sườn hay cấu trúc phần thân trên. Trên thân nó không có ký tự, không có biểu tượng hay con số nào cả. Không có khe hở, cửa sổ, cửa khoang, đường ráp, hay lỗ lấy ánh sáng. Cũng không có cánh quạt, động cơ mô tơ ngoài và đặc biệt không phát ra âm thanh. Và nó cũng không có bánh xe, cánh máy bay, cánh đuôi (để giữ thăng bằng ở máy bay thường), dù rằng nó vẫn có khả năng bay lên hạ xuống, cũng như tăng tốc hay bay chậm, chậm đến mức gần như trôi nổi lơ lửng trên không trung, không dịch chuyển chút nào”.

trận chiến Los Angeles
Khí cầu Zeppelin. Ảnh: welweb.org

Và ông nói thêm:

“Một thực tế là, tôi không rõ vật thể này đã sử dụng loại năng lượng nào để chuyển động. Nhưng tôi biết rằng, tuy hình dạng của nó khá giống với một khí cầu Zeppelin, nhưng hành vi của nó lại khác hẳn. Khí cầu Zeppelin nhẹ hơn các thiết bị bay khác, và nó có một “lực nổi vật lý” nhất định trong không trung, [nên trông khá thanh thoát và nhẹ nhàng]. Nhưng vật thể này lại có biểu hiện như một chiếc tàu chiến. Trông nó di chuyển khá nặng nề.

trận chiến Los Angeles
Vật thể này có hình dáng bề ngoài giống với khí cầu Zeppelin, nhưng vẫn có những điểm khác biệt. Ảnh: mundogump.com.br

Một vấn đề nữa là, nó không phát ra bất kỳ âm thanh nào. Hoàn toàn im lặng, điều này rất kỳ lạ bởi bất cứ thứ gì có khả năng dịch chuyển mà có kích thước lớn đến tầm này mà tôi từng nhìn thấy — đầu máy xe lửa, máy bay, tàu thủy — đều phát ra rất nhiều âm thanh”.

Cảm hứng cho mẫu thiết kế UFO trong bộ phim nổi tiếng một thời

Một nhân chứng khác phải kể đến là một chàng trai trẻ tên Albert Nozaki.

Đêm hôm đó, Nozaki đang trông hộ cánh đồng cho một người bạn khỏi những kẻ phá hoại tiềm tàng, thì đột nhiên bắt gặp vật thể kia từ phía xa.

Trên bầu trời đêm với ánh sáng dịu nhẹ, từ phía Tây cánh đồng, một vật thể bay khá lớn màu tối dần dần tiến đến gần chỗ ông với tốc độ khá nhanh chóng … Nó khá lớn, màu đen kịt, lại rất dài và rộng nhưng không hề phát quang và cũng chẳng có cửa sổ [một khối đen đặc]. Tuy nó có những cái cánh chìa ra hai bên như máy bay, nhưng các cạnh bên của nó lại cụp xuống [minh chứng cho một cấu trúc khí động lực học rất khác các máy bay thông thường].

Không chỉ thế, thay vì cảm nhận được một tiếng kêu rung động “o o” nhè nhẹ trong luồng ngực khi nó bay ngang qua. như đối với các loại thiết bị cơ giới khác, vật thể này lại không phát ra bất kỳ âm thanh nào”.

Nhiều năm về sau, chàng trai trẻ Nozaki đã trở thành giám đốc nghệ thuật được đề cử giải Oscar cho một bộ phim về người Sao Hỏa xâm lược Trái Đất. Bộ phim có tên gọi “War of the Worlds (Đại Chiến Thế Giới)”, dựa trên tiểu thuyết cùng tên của nhà văn người Anh H. G. Wells. Trong phim, ông phụ trách thiết kế mẫu máy bay của những tên Hỏa tinh xâm lược.

Một chi tiết khá thú vị phải kể đến: Trong một buổi phỏng vấn, Nozaki cho biết ông đã lồng ghép một số yếu tố “ma quái” của vật thể bay ông từng nhìn thấy trong vụ chứng kiến năm xưa vào mẫu thiết kế máy bay Hỏa tinh của mình, ví như hình dạng cong xuống của phần thân vật thể, nhằm khắc họa nỗi sợ hãi ông từng trải qua năm đó khi nhìn thấy vật thể bay đen đặc kia áp sát mình — cứ như thể ông sắp sửa bị nó bắt giữ. Ngoài ra, ông cũng muốn khắc họa bí ẩn đằng sau khả năng bay lơ lửng trong không trung, có lẽ do được trang bị một loại công nghệ nào đó mà chúng ta không biết được.

trận chiến Los Angeles
Albert Nozaki bên cạnh mẫu máy bay xâm lược của người Sao Hỏa. Ảnh: wp.com
trận chiến Los Angeles
Poster phim “Đại chiến Thế giới” năm 1953. Ảnh: amazon.com
trận chiến Los Angeles
Máy bay của người Sao Hỏa xâm lược Trái Đất. Một cảnh trong bộ phim “Đại chiến Thế giới”. Ảnh: eastman.org

Trong tiểu thuyết nguyên gốc của nhà văn Wells, các cỗ máy này đứng thẳng nhờ 3 cái chân robot. Nhưng trong phim chúng có thể đứng thẳng và “bước đi” nhờ 3 cái chân robot “tàng hình”.

trận chiến Los Angeles
Ảnh: the-wanderling.com

Và trong phim, những cỗ máy này có thể trụ vững trước hàng loạt súng đạn, pháo phòng không của người Trái Đất, nhờ một tấm chắn bảo vệ vô hình.

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục