Sóng thần là gì? Nguyên nhân đặc điểm và dấu hiệu của một trận sóng thần

1. Sóng thần là gì?

Sóng thần là một loạt các đợt sóng tạo nên khi một thể tích lớn của nước đại dương bị chuyển dịch chớp nhoáng trên một quy mô lớn. Động đất cùng những dịch chuyển địa chất lớn bên trên hoặc bên dưới mặt nước núi lửa phun và va chạm thiên thạch đều có khả năng gây ra sóng thần.

Hậu quả tai hại của sóng thần có thể ở mức cực lớn, những tác hại của sóng thần giết chết bằng nhấn chìm trong nước đến hàng trăm ngàn người trong vài giờ.

Sóng thần diễn ra với tốc độ nhanh

Sóng thần diễn ra với tốc độ nhanh

Thuật ngữ tsunami (sóng thần) bắt nguồn từ tiếng Nhật có nghĩa bến (津 tsu, âm Hán Việt: tân) và sóng (波 nami, ba). Thuật ngữ này do các ngư dân đặt ra dù lúc đó họ không biết nguyên do là sóng xuất phát ở ngoài xa khơi. Cơn sóng thần khởi phát từ dưới đáy biển sâu, khi còn ngoài xa khơi, sóng có biên độ khá nhỏ nhưng chiều dài của cơn sóng lên đến hàng trăm kilômét. Vì vậy khi ở xa bờ chúng ta khó nhận diện ra nó, mà chỉ cảm nhận là một cơn sóng cồn trải dài.

2. Nguyên nhân

Các trận sóng thần có thể hình thành khi đáy biển, đột ngột bị biến dạng theo chiều dọc, chiếm chỗ của lượng nước nằm trên nó.

Những vụ lở đất dưới đáy biển cũng như những vụ sụp đổ của núi lửa cũng có thể làm chấn động cột nước khiến trầm tích và đá trượt xuống theo sườn núi rơi xuống đáy biển.

Động đất là nguyên nhân gây ra sóng thần

Động đất là nguyên nhân gây ra sóng thần

Tương tự như vậy, một vụ phun trào núi lửa mạnh dưới biển cũng có thể tung lên một cột nước để hình thành sóng thần Các con sóng được hình thành khi khối lượng nước bị dịch chuyển vị trí chuyển động dưới ảnh hưởng của trọng lực để lấy lại thăng bằng và tỏa ra trên khắp đại dương như các gợn sóng trên mặt ao.

Trong thập kỷ 1950 người ta đã khám phá ra rằng những cơn sóng thần lớn có thể xuất hiện từ các vụ lở đất, hoạt động phun trào núi lửa và các vụ va chạm thiên thạch  

3. Các đặc điểm

Sóng thần diễn biến rất khác biệt tùy theo kiểu sóng: Chúng chứa năng lượng cực lớn, lan truyền với tốc độ cao và có thể vượt khoảng cách lớn qua đại dương mà chỉ mất rất ít năng lượng. 

Chiều cao thực của một đợt sóng thần trên đại dương thường không tới 1m. 

Hậu quả của sóng thần rất lớn

Hậu quả của sóng thần rất lớn

Con sóng đi qua đại dương với tốc độ trung bình 500 dặm một giờ. Khi tiến tới đất liền, đáy biển trở nên nông và con sóng không còn di chuyển nhanh được nữa, vì thế nó bắt đầu dựng đứng lên, phần phía trước con sóng bắt đầu dựng đứng và cao lên, và khoảng cách giữa các đợt sóng ngắn lại. 

Một con sóng trở thành một con sóng nước nông khi tỷ lệ giữa độ sâu mặt nước và chiều dài sóng của nó rất nhỏ, và bởi vì sóng thần có chiều dài sóng rất lớn, các cơn sóng thần hoạt động như những cơn sóng nước nông ngay bên ngoài đại dương. 

Sóng thần lan truyền từ nguồn phát, vì thế những bờ biển trong vùng bị ảnh hưởng bởi chấn động thường lại khá an toàn. 

Đặc trưng riêng của điều kiện địa lý địa phương có thể dẫn tới hiện tượng triều giả hay sự hình thành các đợt sóng dừng, có thể gây thiệt hại lớn hơn trên bờ biển. 

Nước trong sóng nóng lên đột ngột, có tiếng nổ là nững dấu hiệu của sóng thần sắp tới

Nước trong sóng nóng lên đột ngột, có tiếng nổ là nững dấu hiệu của sóng thần sắp tới

4. Dấu hiệu của một đợt sóng thần sắp tới

- Cảm thấy động đất  

- Các bong bóng chứa khí gas nổi lên mặt nước làm ta có cảm giác như nước đang bị sôi.

- Nước trong sóng nóng bất thường.

- Nước có mùi trứng thối 

- Nước làm da bị mẩn ngứa.

- Nghe thấy một tiếng nổ như là

- Biển lùi về sau một cách đáng chú ý

- mây đen vần vũ đầy trời.

- Vệt sáng đỏ ở đường chân trời.

- Khi sóng thần ập vào bờ, sẽ có tiếng gầm rú giống như chuyến tàu hỏa đang đến gần.

- Hàng triệu con chim hải âu bay ngược biển.

- Nhiều đất nước khi có sóng thần, thường hay có những tiếng còi cảnh báo rú lên.

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục