Liệu chúng ta có thể nhớ ra những sự kiện chưa bao giờ xảy ra?

Các khoa học gia cho biết ký ức của chúng ta có thể bị ảnh hưởng từ suy nghĩ của người khác. Ký ức của chúng ta có những phản ứng rất kỳ lạ, đặc biệt là khi có sự tác động của người ngoài. Ví dụ như nếu có người nhớ lại sự kiện trong quá khứ theo một cách khác, nó có thể gây ảnh hưởng đến ký ức của chúng ta khoa học gọi hiện tượng này là "Hệ thống chuyển giao ký ức" (Transactive memory system).

Liệu chúng ta có thể nhúng tay vào chảo dầu sôi mà không bị bỏng?

Bạn có thể sống thiếu nước bao lâu?

Cuộc sống chúng ta sẽ ra sao nếu Trái đất phình to gấp 2 lần?

Tuy nhiên, hệ thống này dường như phức tạp hơn rất nhiều. Trong một khảo sát mới đây do tạp chí Hope&Fear thực hiện, kết quả cho thấy có rất nhiều người đã tin và chia sẻ một "ký ức giả" trong quá khứ.

Đến tận hôm nay tôi mới hiểu, tại sao bạn mình làm sếp còn tôi thì cứ mãi ở vị trí nhân viên
Người tính toán để 14 lần trúng xổ số độc đắc
Tại sao Tần Thủy Hoàng là vị vua duy nhất mặc áo long bào đen?

Nhiều người có thể chia sẻ những ký ức... không có thực.
Nhiều người có thể chia sẻ những ký ức... không có thực.

Cụ thể, đó là câu chuyện về thảm họa 11/9 của Mỹ. Donald Trump - nhà đầu tư chính trị gia người Mỹ đã khẳng định, ông nhìn thấy người Hồi giáo nhảy múa ăn mừng thảm họa này.

Thế nhưng, dù bị rất nhiều người "bóc phốt" là sai sự thật kết quả khảo sát lại cho thấy hơn 1/3 người tham gia đã tin và nhớ được ký ức này.

Hé lộ sự thật về nơi chôn cất Tư Mã Ý: Không thể che giấu dù tìm đủ mọi kế tung hỏa mù
Lí giải tại sao chữ "x" được dùng để ký hiệu ẩn số trong toán học
Phát hiện đột phá tại 'địa ngục' sâu 3.000 km của Trái Đất: Thứ quyết định sự tồn vong chính là đây!

Để lý giải, nhà nghiên cứu Stephen Ceci tại ĐH Cornell (Mỹ) đã liên hệ với một nghiên cứu tâm lý từ năm 1954 về các cầu thủ chơi bóng bầu dục. Trong đó, cầu thủ mỗi đội khi nhớ lại trận đấu đều cho rằng cầu thủ đối phương hung hăng hơn (dù sự thật như thế nào chắc chỉ có... trọng tài biết).

Còn theo Kimberly Wade thuộc ĐH Warwick (Anh): "Một số nghiên cứu cho thấy ký ức của chúng ta về những sự kiện phổ biến có thể bị bẻ cong. Cụ thể, nếu 2 người cùng chứng kiến một sự kiện thì khi thảo luận, ký ức người này có thể tác động đến người còn lại, khiến họ tin vào những thứ họ chưa thực sự quan sát. Vì thế cũng không khó để tưởng tượng hiện tượng này cũng diễn ra trong một nhóm lớn hơn".

Ký ức của một người có thể bị thay đổi vì người khác.
Ký ức của một người có thể bị thay đổi vì người khác.

Thậm chí William Hirst - nhà tâm lý học tại ĐH Cornell (Mỹ) còn cho biết: "Một số người dù biết sự kiện đó là sai nhưng vẫn tin vào sự kiện đó. Điều này chứng tỏ một khi đã hình thành ký ức, sẽ không dễ gì xóa bỏ nó".

Hirst kết luận rằng việc một nhóm có thể nhớ được một số ký ức... chưa bao giờ xảy ra là hoàn toàn có thể. Vì thế... đừng tin vào tất cả những gì bạn nghe được.

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục