Hoảng hồn vì cú cắn của khủng long bạo chúa

Các nhà khoa học vừa phát hiện ra thêm một chi tiết bất ngờ về lực hàm của khủng long bạo chúa Tyrannosaurus rex (T.rex).


Theo công bố của các nhà nghiên cứu hôm 17-5, khi loài động vật ăn thịt này cắn xé con mồi, lực hàm của chúng tương đương với trọng lượng của 3 chiếc xe hơi nhỏ, giúp nghiền nát phần xương một cách dễ dàng.

Một mô hình máy tính mô phỏng theo cơ hàm của T. rex và những phân tích về họ hàng của chúng như cá sấu và chim cho thấy lực cắn của loài khủng long này là khoảng 3.630 kg, mạnh nhất trong các loài khủng long từng được ước tính. "T. rex có thể cắn bất cứ thứ gì nó muốn, miễn là thứ đó được làm từ thịt và xương" - ông Gregory Erickson, nhà cổ sinh vật học tại Trường ĐH bang Florida (Mỹ), nói.

Khi đo sức nhai của T. rex, các nhà nghiên cứu cũng tính toán cách loài động vật này truyền lực cắn qua hàm răng hình nón dài 18 cm. Kết quả cho thấy chúng tạo ra áp lực răng lớn khoảng 30.300 kg/cm vuông trên vùng tiếp xúc của răng.

Đến tận hôm nay tôi mới hiểu, tại sao bạn mình làm sếp còn tôi thì cứ mãi ở vị trí nhân viên
Người tính toán để 14 lần trúng xổ số độc đắc
Tại sao Tần Thủy Hoàng là vị vua duy nhất mặc áo long bào đen?

Khủng long bạo chúa sở hữu lực cắn tương đương 3 chiếc xe nhỏ. Ảnh: REUTERS

Những vết cắn trên xương hóa thạch của các loài khủng long khác sống cùng thời với T. rex như Triceratops cho thấy T. rex có thể gặm xương. Đây chính là lợi thế của T. rex khi so với các động vật săn mồi.


Nhà cổ sinh vật học Paul Gignac của Trung tâm Y tế thuộc trường ĐH Oklahoma State cho biết: "Động vật săn mồi với khả năng ăn xương có thể khai thác một nguồn thức ăn vừa có lợi vừa có hại. Các khoáng chất bên trong xương và tủy chất béo là nguồn dinh dưỡng rất tốt. Tuy nhiên, việc ăn xương lại có nguy cơ gây ra tổn thương răng nghiêm trọng, làm cho việc bắt mồi hoặc gặm những khúc xương dài trở nên khó khăn".

Mặc dù những nghiên cứu trước đây đã ước tính sức cắn của T. rex nhưng các nhà khoa học trong nghiên cứu mới này khẳng định phương pháp của họ phức tạp hơn. Mẫu mô hình máy tính được phát triển và thử nghiệm trên cá sấu để tìm hiểu cách mỗi cơ góp phần vào lực cắn.

Hé lộ sự thật về nơi chôn cất Tư Mã Ý: Không thể che giấu dù tìm đủ mọi kế tung hỏa mù
Lí giải tại sao chữ "x" được dùng để ký hiệu ẩn số trong toán học
Phát hiện đột phá tại 'địa ngục' sâu 3.000 km của Trái Đất: Thứ quyết định sự tồn vong chính là đây!

Họ kết luận rằng T. rex sở hữu áp lực răng lớn hơn bất cứ sinh vật nào từng được nghiên cứu. Tuy nhiên, lực cắn của chúng lại không phải lớn nhất từ trước đến nay.

Trong một nghiên cứu năm 2012, các nhà khoa học phát hiện loài cá sấu khổng lồ tên Deinosuchus có lực cắn lên tới 10.400 kg. Chúng sống vài triệu năm trước T. rex và còn nặng hơn loài khủng long bạo chúa.

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục