Bản đồ tiểu hành tinh trong hệ Mặt Trời qua gần 20 năm

 

Bản đồ mô phỏng của NASA cho thấy số tiểu hành tinh phát hiện gần Trái Đất và trong vành đai giữa sao Hỏa với sao Mộc ngày càng tăng.

NASA công bố video minh họa các tiểu hành tinh được phát hiện từ tháng 1/1999 đến tháng 1/2018, Space hôm 24/7 đưa tin. Theo đó, số tiểu hành tinh gần Trái Đất (NEA), nằm trong vùng không gian khoảng 50 triệu km quanh quỹ đạo Trái Đất, tăng rõ rệt sau mỗi 10 năm.

Năm 1999, các tiểu hành tinh được tìm thấy chỉ nằm thưa thớt. Sau 10 năm, các nhà khoa học xác định thêm nhiều tiểu hành tinh khác và đến năm 2018 thì số lượng tăng lên đáng kể. Không gian quanh Trái Đất thực tế còn "đông đúc" hơn nhiều. Giới thiên văn đến nay đã phát hiện khoảng 18.000 vật thể gần Trái Đất (NEO), gồm cả sao chổi, nhưng tổng số ước tính có thể lên đến hàng triệu.

Chương trình quan sát NEO ra đời năm 1998 và phát hiện khoảng 90% trong 18.000 NEO.
Chương trình quan sát NEO ra đời năm 1998 và phát hiện khoảng 90% trong 18.000 NEO.

Ngoài ra, video cũng cho thấy các tiểu hành tinh đã biết trong vành đai chính giữa sao Hỏa và sao Mộc. Vành đai này chứa một phần lớn trong hơn 780.000 tiểu hành tinh mà con người xác định được, theo NASA.

Hé lộ sự thật về nơi chôn cất Tư Mã Ý: Không thể che giấu dù tìm đủ mọi kế tung hỏa mù
Lí giải tại sao chữ "x" được dùng để ký hiệu ẩn số trong toán học
Phát hiện đột phá tại 'địa ngục' sâu 3.000 km của Trái Đất: Thứ quyết định sự tồn vong chính là đây!

NASA đã tìm thấy và theo dõi khoảng 95% tiểu hành tinh rộng trên một km gần Trái Đất, trong đó không tiểu hành tinh nào thực sự gây nguy hiểm trong tương lai gần. Chương trình quan sát NEO của NASA cũng đang nỗ lực thực hiện mục tiêu phát hiện và theo dấu 90% vật thể gần Trái Đất rộng trên 140 mét đến năm 2020. Các nhà khoa học ước tính hiện mới xác định được 1/3 số vật thể dạng này.

Chương trình quan sát NEO ra đời năm 1998 và phát hiện khoảng 90% trong 18.000 NEO, NASA cho biết. Nơi nghiên cứu và phân tích dữ liệu của chương trình là Trung tâm Nghiên cứu Vật thể gần Trái Đất (CNEOS) tại Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực thuộc NASA ở Pasadena, California, Mỹ.

"Chúng tôi tính toán quỹ đạo của mọi tiểu hành tinh hay sao chổi với độ chính xác cao và lập bản đồ vị trí của chúng trong hệ Mặt Trời, theo dõi đường đi tương lai để phát hiện nguy cơ va chạm và cả đường đi trước đây xem chúng từng ở đâu. Chúng tôi đưa ra bản đồ quỹ đạo tốt nhất về những vật thể nhỏ đã biết trong hệ Mặt Trời", Paul Chodas, giám đốc tại CNEOS, chia sẻ.

  • 10 điều thú vị về các tiểu hành tinh trong hệ Mặt Trời
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục