Mỹ: Phóng xạ cực nguy hiểm của 43 vụ nổ hạt nhân đang rò rỉ

 

Khi xây dựng tòa nhà đựng chất thải phóng xạ, 8.000 công nhân Mỹ không được trang bị bất kì dụng cụ bảo hộ nào.

Khu vực Enewetak Atoll là nơi được chính phủ Mỹ sử dụng để thử 43 vụ nổ hạt nhân khác nhau từ năm 1948 đến 1958. Lượng hạt nhân này tương đương với 2.000 quả bom nguyên tử từng thả xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản.

Sau khi quá trình thử hạt nhân kết thúc, 8.000 người Mỹ được huy động tới đây nhằm dọn sạch hòn đảo này. Hàng vạn mét khối đất bị nhiễm phóng xạ được đưa vào một tòa nhà hình mái vòm trên đảo Runit. Tường bê tông của tòa nhà này dày tới 45cm với hy vọng phóng xạ không rò rỉ ra ngoài.

Khu vực Enewetak Atoll

Đến tận hôm nay tôi mới hiểu, tại sao bạn mình làm sếp còn tôi thì cứ mãi ở vị trí nhân viên
Người tính toán để 14 lần trúng xổ số độc đắc
Tại sao Tần Thủy Hoàng là vị vua duy nhất mặc áo long bào đen?

Tòa nhà đựng chất thải phóng xạ

Tòa nhà mái vòm dùng để chôn chất thải hạt nhân.
Tòa nhà mái vòm dùng để chôn chất thải hạt nhân.

Những người lính Mỹ chôn cất chất thải hạt nhân mà không sử dụng bất kì dụng cụ bảo hộ nào.
Những người lính Mỹ chôn cất chất thải hạt nhân mà không sử dụng bất kì dụng cụ bảo hộ nào.

Tuy nhiên, sau hàng thập kỉ bị thiên nhiên tàn phá và mực nước biển dâng cao, các chuyên gia và binh lính từng xây dựng tòa nhà cảnh báo phóng xạ tại đây đang rò rỉ ra ngoài. Paul Griego, một người tham gia quá trình làm sạch phóng xạ, nói rằng tòa nhà mái vòm không phù hợp cho mục đích lưu trữ chất thải phóng xạ.

Hé lộ sự thật về nơi chôn cất Tư Mã Ý: Không thể che giấu dù tìm đủ mọi kế tung hỏa mù
Lí giải tại sao chữ "x" được dùng để ký hiệu ẩn số trong toán học
Phát hiện đột phá tại 'địa ngục' sâu 3.000 km của Trái Đất: Thứ quyết định sự tồn vong chính là đây!

Paul nói: “Chúng tôi được giao phó nhiệm vụ bất khả thi – làm sạch chất thải phóng xạ từ 43 vụ nổ hạt nhân. Khi tôi tới hiện trường, tòa nhà này chưa xây dựng xong và vẫn hổng một lỗ rất lớn trên thân. Nước biển tràn vào rồi rút đi theo thủy triều nhưng không ai quan tâm”. Paul nói rằng cứ đều đặn 2 lần/ngày, một lượng lớn chất phóng xạ có thể đã bị rò rỉ ra Thái Bình Dương.

Rama Schneider, người tài xế xe tải vận chuyển chất thải tại Enewetak Atoll, nói rằng ông không ngạc nhiên nếu tòa nhà đổ sập. “Đứng ở tòa nhà đó chẳng khác gì đứng giữa biển vì nước chỉ cách chân chúng tôi hơn chục xăng-ti-mét”.

Những công nhân tham gia xây dựng và dọn dẹp chất thải phóng xạ đang khởi kiện chính phủ Mỹ vì những căn bệnh mà chất thải hạt nhân được cho là gây ra cho họ. Paul Griego nói rằng ông bị viêm ruột kinh niên, xương dễ gãy và vô sinh. “Thời điểm đó, tôi không thấy bất kì ai mặc quần áo bảo hộ”. Paul nói rằng mỗi năm có khoảng 8 người trong nhóm của ông qua đời vì ung thư.

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục