"Thuốc trường sinh" khiến Tần Thủy Hoàng chết không nhắm mắt

Được mệnh danh là thiên cổ nhất đế" lừng lẫy Trung Hoa, nhưng lúc sinh thời, Tần Thủy Hoàng lại luôn bị ám ảnh bởi cái chết và liên tục tìm kiếm thuốc trường sinh. Với tham vọng trường sinh bất tử, ông từng sai không ít thân tín đi tìm thuốc thần tiên, linh đan, thần dược để có thể "thọ ngang trời biển".

Vị Hoàng đế cả đời theo đuổi sự "bất tử"

Trong số những người được Tần Thủy Hoàng tín nhiệm giao cho trọng trách quan trọng này câu chuyện về ngự y Từ Phúc là được lưu truyền nhiều hơn cả.

Vào thời nhà Tần, Từ Phúc là người đất Tề, từ sớm đã nổi danh với trí tuệ thông minh can đảm, cẩn trọng. Bên cạnh tài năng y học nổi bật, ông còn là một phương sĩ, tức là những người cầu tiên học đạo lúc bấy giờ.

Sau khi hoàn thành đại nghiệp thống nhất thiên hạ, Tần Thủy Hoàng tiến hành xây dựng Vạn Lý Trường Thành. Đây cũng là lúc khao khát trường sinh bất tử bùng lên một cách mãnh liệt trong lòng vị Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc

Lúc bấy giờ, ông giao phó cho Từ Phúc nhiệm vụ bí mật tìm kiếm phương thuốc của sự bất tử.

Lúc bấy giờ, ông giao phó cho Từ Phúc nhiệm vụ bí mật tìm kiếm phương thuốc của sự bất tử.

Đảm nhiệm trọng trách cao cả của Hoàng đế giao cho, năm 219 TCN, Từ Phúc cùng 1000 đồng nam và đồng nữ đem theo 3 năm lương thực dự phòng lên thuyền đi tìm kiếm bí mật của sự bất tử từ các vị tiên.

Ba hòn đảo tiên được ghi trong "Tiên Hải kinh" có tên là Phùng Lai, Phương Trượng, Doanh Châu ở ngoài biển Đông, đoàn người của Từ Phúc đến đó để tìm thuốc trường sinh bất lão cho Tần Thủy Hoàng.

Đoàn thuyền của Từ Phúc mất vài năm lênh đênh trên biển, nhưng thông tin về ngọn núi của các vị tiên ngoài biển Đông vẫn biệt tăm. Năm 210 TCN, Thủy Hoàng hỏi ông về công việc này. Từ Phúc tâu rằng có quái vật biển đã ngăn chặn đường đi và đề nghị nhà vua cử đội cung thủ ra tiêu diệt.

Ham muốn mãnh liệt với giấc mơ trường sinh đã khiến Thủy Hoàng tin vào điều tưởng như hoang đường ấy, hạ lệnh cho những cung thủ tinh nhuệ hàng đầu ra biển để… giết quái vật.

Tượng điêu khắc mô phỏng việc đoàn thuyền của Từ Phúc ra khơi tìm kiếm thuốc trường sinh.

Tượng điêu khắc mô phỏng việc đoàn thuyền của Từ Phúc ra khơi tìm kiếm thuốc trường sinh. 

Sau khi quái vật bị tiêu diệt, Từ Phúc tiếp tục lên đường vào năm 210 TCN và không bao giờ trở lại. "Sử ký" mục "Tần Thủy Hoàng bản kỷ" ghi rằng Từ Phúc đã đến một nơi "bằng phẳng và các đầm lầy rộng lớn" để tự xưng làm vua.

Trong khi đó, một số nguồn sử liệu khác lại khẳng định rằng vị phương sĩ họ Từ này đã đi đến Nhật Bản và qua đời tại đây.

Dù có nhiều giả thuyết khác nhau về tung tích đoàn thuyền của Từ Phúc, nhưng sự biến mất của họ đã khiến khát vọng trường sinh của Tần Thủy Hoàng tan thành mây khói.

Sự thật khó tin về thứ quả trường sinh

Những tưởng bí mật về phương thuốc bất tử ngoài đảo tiên ở biển Đông đã theo đoàn thuyền của Từ Phúc biến mất ngoài đại dương rộng lớn, thì mới đây, các nhà nghiên cứu hiện đại đã chỉ ra sự thật ngỡ ngàng về phương thuốc bất lão được Tần Thủy Hoàng cả đời khao khát.

Qua quá trình khảo cứu, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã nhận thấy thông tin về đảo tiên không được ghi chép một cách thống nhất.

Tuy nhiên, dựa vào những ghi chép trong lịch sử Nhật Bản, hòn đảo được đoàn thuyền của Từ Phúc tìm kiếm rất có thể chính là ba hòn đảo Honshu, Shikoku và Kyushu.

Trên thực tế, nhiều bằng chứng khảo cổ đã khẳng định nơi đầu tiên Từ Phúc đặt chân lên đảo quốc này chính là bình nguyên Kanto. Giới sử học nước này suy đoán rằng Từ Phúc cùng đoàn thuyền của ông đã ở lại cư trú tại nơi này.

Giới nhân sĩ sử học của đất nước mặt trời mọc thậm chí còn suy đoán Từ Phúc rất có thể là vị thiên hoàng đầu tiên có tên Jinmu trong thần thoại nổi tiếng về thời cổ đại của Nhật Bản.

Giới nhân sĩ sử học của đất nước mặt trời mọc thậm chí còn suy đoán Từ Phúc rất có thể là vị thiên hoàng đầu tiên có tên Jinmu trong thần thoại nổi tiếng về thời cổ đại của Nhật Bản.

Việc Từ Phúc tìm đến Nhật Bản cổ đại để khám phá bí mật của sự trường sinh không phải là việc làm thiếu căn cứ.

Tương truyền rằng, từ xa xưa, ở sâu trong quần đảo Iwaishima có một loại quả thần kỳ được gọi là "khoa khoa". Trong nhiều sách cổ của Nhật Bản, thứ quả này thường được nhắc tới bằng tên "Thiên tuế".

Quả Thiên tuế có kích cỡ chỉ bằng hạt đào, vị ngọt đậm. Cổ nhân tin rằng ăn thứ quả này vào sẽ có thể "bất tử ngàn năm", thậm chí chỉ cần một lần ngửi mùi của nó cũng giúp tuổi thọ tăng lên 3 năm 3 tháng.

Thông qua so sánh, đối chiếu những ghi chép lịch sử với các nghiên cứu hiện đại các nhà khoa học đã đưa ra kết quả khiến hậu thế không khỏi ngỡ ngàng, quả "Thiên tuế" trong truyền thuyết thực chất lại chính là… quả kiwi!

Các đặc điểm của quả kiwi có nhiều nét tương đồng với những ghi chép về quả

Các đặc điểm của quả kiwi có nhiều nét tương đồng với những ghi chép về quả "Thiên tuế" giúp trường sinh bất lão.

Trải qua quá trình lai tạo, kích thước của trái kiwi không còn nhỏ cỡ hạt đào như miêu tả trong truyền thuyết, nhưng chúng vẫn sở hữu vị ngọt đặc trưng và công dụng tăng cường sức khỏe kéo dài tuổi thọ.

Nhưng trên thực tế, kiwi chỉ có tác dụng nâng cao thể trạng chứ không thể khiến con người thọ ngang trời đất" hay "trường sinh bất tử".

Năm xưa, Tần Thủy Hoàng từng đổ không ít nhân lực, tài lực để "vươn tay" ra ngoài đại dương nhằm chiếm đoạt quả Thiên Tuế này mà không hề hay biết đất Tần Lĩnh (Thiểm Tây) chính là nơi chuyên trồng thứ quả trường sinh này.

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục