Lươn biển - "quái vật biển" săn mồi như động vật ngoài hành tinh

Lươn biển Moray thường có kích thước cơ thể lớn hơn so với các loài lươn biển khác, cá biệt, có những con có chiều dài lên tới hơn 3m, nặng tới 25kg. Cũng chính vì điều này mà nhiều khi nó thường bị nhầm lẫn với các loài rắn biển. 

Lươn biển săn mồi

Những con lươn biển này có hàm hoạt động độc lập rất dị biệt, khiến nhiều người kinh ngạc. Chúng thường sống ẩn nấp trong các khe đá, san hô vào ban ngày để trốn tránh kẻ thù và thường đi săn mồi vào ban đêm. Với hàm răng sắc nhọn và cơ hàm cực khỏe, chúng được coi là 1 trong những thợ săn đáng nể nhất của đại dương.
Lươn Moray có tới hơn 200 loài và 1 số trong đó có khả năng ngụy trang rất tốt. Lớp da trơn được phủ màng dày có thể thay đổi màu sắc cơ thể chúng để phù hợp với môi trường xung quanh. Từ đó, Moray có thể tấn công các con mồi bất ngờ, không thể dự đoán.
Ngoài ra, xương sống mềm dẻo, linh hoạt giúp nó có thể bơi theo hình chữ S và len lỏi vào khe của những dải san hô hay dãy đá ngầm nhỏ bé nhất.

Lươn biển có thể không gây được sự chú ý như cá mập nhưng chúng thực sự là những sinh vật đáng sợ. Hàm của chúng đủ mạnh và sắc để cắt qua xương. Kinh dị hơn, chúng còn có một bộ phận gọi là một hàm hầu, hoạt động độc lập trong miệng. (Nguồn Boredomtherapy).

Lươn biển có thể không gây được sự chú ý như cá mập nhưng chúng thực sự là những sinh vật đáng sợ. Hàm của chúng đủ mạnh và sắc để cắt qua xương. Kinh dị hơn, chúng còn có một bộ phận gọi là một hàm hầu, hoạt động độc lập trong miệng. 

Trong ảnh là cảnh tượng một con lươn biển săn giết cua. Để bắt được con mồi, lươn biển dùng hàm chính của mình để bắt giữ. Sau đó, nó sử dụng khả năng đặc biệt của mình, lôi nạn nhân xuống cổ họng để dễ nuốt hơn.

Trong ảnh là cảnh tượng một con lươn biển săn giết cua. Để bắt được con mồi, lươn biển dùng hàm chính của mình để bắt giữ. Sau đó, nó sử dụng khả năng đặc biệt của mình, lôi nạn nhân xuống cổ họng để dễ nuốt hơn.

Màn mô phỏng cảnh bắt cua của lươn biển khát máu. Đầu tiên nó dùng hàm chính bắt giữ con mồi.

Màn mô phỏng cảnh bắt cua của lươn biển khát máu. Đầu tiên nó dùng hàm chính bắt giữ con mồi.

Sau đó hàm hầu hay hàm phụ hoạt động độc lập sẽ tự động trồi ra ngoài, kéo con mồi xuống dưới cổ họng của lươn biển.

Sau đó hàm hầu hay hàm phụ hoạt động độc lập sẽ tự động trồi ra ngoài, kéo con mồi xuống dưới cổ họng của lươn biển.

Cả quá trình diễn ra vô cùng trơn tru, khiến các nhà nghiên cứu đi từ ngạc nhiên này sang ngạc nhiên khác.

Cả quá trình diễn ra vô cùng trơn tru, khiến các nhà nghiên cứu đi từ ngạc nhiên này sang ngạc nhiên khác.

Đặc điểm săn mồi của lươn biển tương tự như như cơ chế săn giết con mồi của các sinh vật ngoài hành tinh trong bộ phim bom tấn

Đặc điểm săn mồi của lươn biển tương tự như như cơ chế săn giết con mồi của các sinh vật ngoài hành tinh trong bộ phim bom tấn "Alien" công chiếu năm 1979.

Trong ảnh là cảnh tượng một sinh vật ngoài hành tinh trong bộ phim

Trong ảnh là cảnh tượng một sinh vật ngoài hành tinh trong bộ phim "Alien" sử dụng hàm phụ để bắt giết con mồi.

Rất may, con lươn biển có xu hướng lẩn tránh con người càng xa càng tốt, chúng chỉ tấn công trong trường hợp tự vệ hoặc nhầm lẫn.

Rất may, con lươn biển có xu hướng lẩn tránh con người càng xa càng tốt, chúng chỉ tấn công trong trường hợp tự vệ hoặc nhầm lẫn.

Bình thường, lươn Moray khá nhút nhát nên thường trốn trong các rạn san hô, chỉ tấn công dữ dội khi cảm thấy bị đe dọa hoặc khi đang... đói! 

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục