Mauna Loa - Núi lửa lớn nhất thế giới chuẩn bị phun trào trở lại

Mauna Loa núi lửa còn hoạt động lớn nhất thế giới, có thể đang chuẩn bị phun trào trở lại khi dữ liệu theo dõi địa chấn và biến dạng cho thấy những trận động đất nhỏ diễn ra thường xuyên.
 
Một miệng phun trào của núi lửa Mauna Loa
Một miệng phun trào của núi lửa Mauna Loa
 
Theo International Business Times, hoạt động gia tăng ở núi lửa Mauna Loa trên đảo Big Island, Hawaii, được phát hiện vào năm 2013 và đây có thể là tín hiệu báo trước một vụ phun trào.

Núi lửa Mauna Loa không phun trào từ năm 1984. Vào ngày 15/9/2015, mức cảnh báo được nâng từ cấp độ bình thường lên cấp cần cố vấn thêm các nhà khoa học ở Cục khảo sát Địa chất Mỹ tại Trạm quan sát núi lửa Hawaii (HVO) cho biết sự thay đổi chỉ ra dấu hiệu bất ổn gia tăng nhưng không có nghĩa phun trào chắc chắn đang đến gần.

Hiện, các nhà nghiên cứu không thể dự đoán trước khi nào một ngọn núi lửa sẽ phun trào. Tuy nhiên, những dấu hiệu báo trước như hoạt động địa chấn gia tăng thường xảy ra trước một vụ phun trào.

"Hoạt động địa chấn gia tăng ở Mauna Loa có thể tiếp diễn trong nhiều tháng hoặc nhiều năm mà không dẫn đến phun trào. Tình trạng bất ổn hiện nay cũng có thể là dấu hiệu báo trước vụ phun trào tiếp theo của Mauna Loa. Nhưng ở giai đoạn đầu, chúng tôi không thể kết luận chính xác khả năng nào cao hơn", Tina Neal, nhà khoa học ở HVO, cho biết.
 
Dung nham núi lửa Mauna Loa
 
Dung nham núi lửa Mauna Loa
 
Vụ phun trào lớn nhất trong 100 năm qua của Mauna Loa diễn ra năm 1950 khi dung nham phun lên từ một khe nứt dài 20 km. Vụ phun trào kéo dài 23 ngày với 376 mét khối dung nham. Dòng dung nham chảy xuống biển trong chưa đầy 4 tiếng. Tuy không gây tổn thất về sinh mạng, vụ phun trào vẫn phá hủy hoàn toàn làng Hoʻokena-mauka.

Các khu vực diễn ra động đất hiện nay tập trung ở nơi cao nhất thuộc đới nứt gãy phía tây nam và đỉnh phía nam của Mauna Loa. Nếu một vụ núi lửa phun trào diễn ra, nó sẽ ảnh hưởng đến các cộng đồng dân cư sống ở dốc núi.
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục