Phát hiện làm thay đổi quan niệm về người ngoài hành tinh

Quan niệm người ngoài hành tinh cần đến nước lỏng, năng lượng và vật chất hữu cơ như con người để tồn tại trong vũ trụ có thể sẽ hoàn toàn thay đổi sau phát hiện gần đây của các nhà khoa học. Theo Daily Star, vi khuẩn Desulforudis audaxviator hay còn gọi là “bọ mỏ vàng” mới được phát hiện trên Trái đất, sống hoàn toàn dựa vào nguồn phóng xạ phát ra từ uranium.  Vi khuẩn này tồn tại rất sâu, gần 3 km dưới lòng đất, trong môi trường không hề có ánh sáng và khí oxy.

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Kỳ quái chứng dị ứng nước

5 quan niệm sai lầm phổ biến về Trái Đất

 

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Phát hiện này cho thấy khả năng sinh vật sống ngoài vũ trụ có thể sống sót, thậm chí ăn các tia bức xạ vũ trụ thay vì cần ánh sáng khí oxy và carbon.

“Điều này đã khiến tôi đặc biệt chú ý bởi vi khuẩn hoàn toàn sống nhờ vào nguồn phóng xạ”, nhà khoa học Dimitra Atri, người công bố nghiên cứu nói trên Science Alert.

“Ai nói sự sống trên các hành tinh khác không làm được điều tương tự như vậy? Không thể loại trừ rằng sự sống như vậy có thể tồn tại ở những góc khác trong vũ trụ và ở đâu đó, có các sinh vật đang sử dụng tia vũ trụ để sinh tồn”, ông Atri nói.

Phát hiện này dẫn đến kết luận của các nhà khoa học rằng người ngoài hành tinh có thể tồn tại ở môi trường toàn bức xạ vũ trụ Như vậy sự sống cũng có thể sinh sôi một số hành trình trong vũ trụ mà các nhà khoa học trước đây nghĩ rằng là điều không thể.

 

Phát hiện làm thay đổi quan niệm về người ngoài hành tinh

Hình ảnh vi khuẩn Desulforudis audaxviator.

Hiện ông Atri đang tập trung nghiên cứu xem bức xạ trên sao Hỏacó thể ảnh hưởng đến vi khuẩn Desulforudis audaxviator như thế nào. Atri tin rằng, những tia bức xạ này có thể chạm tới bề mặt của một vài hành tinh nào đó và năng lượng đó đủ để cung cấp cho các sinh vật nhỏ tương tự như “bọ mỏ vàng”.

Trường hợp này có thể xảy ra ở bất cứ hành tinh nào có bầu khí quyển không đáng kể như: Mặt trăng Europa của sao Mộc Mặt trăng Enceladus của sao Thổ, và nhiều hành tinh khác ngoài hệ Mặt trời

Mặc dù các bức xạ vũ trụ thiên hà như vậy không mang đến nhiều năng lượng như Mặt trời, nhưng năng lượng đó vẫn đủ để hỗ trợ cho sự sống của các sinh vật siêu nhỏ với cấu tạo đơn giản, ông Atri nói.

Tuy vậy, nhà sinh vật học Chris McKay của NASA lại tỏ ra hoài nghi: “Bản thân nguồn năng lượng là rất nhỏ và bởi vì mức phóng xạ cao, vật thể sống cần nhiều năng lượng hơn để tự hồi phục trước tác động của phóng xạ”.

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục