Chó robot có thể tự vệ khi bị người tấn công
Chó robot Jueying được các nhà nghiên cứu dạy cách phản ứng trong nhiều tình huống thực tế nhờ ứng dụng AI.
Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Chiết Giang, Trung Quốc, chế tạo chó robot mang tên Jueying. Thông qua chương trình hợp tác với Đại học Edinburgh ở Scotland, họ để con chó robot tự học cách phản ứng khi bị tấn công.
Chó robot Jueying. (Ảnh: Đại học Chiết Giang).
Những chuyên gia về robot sử dụng mạng lưới thần kinh chuyên sâu, thuật toán được thiết kế để mô phỏng não người, nhằm huấn luyện mô hình vi tính của chó robot. Phương pháp này cung cấp cho nó khả năng chạy nước kiệu hoặc đứng dậy nếu bị ngã. Nếu làm gì đó có lợi cho nhiệm vụ, chó robot sẽ được thưởng. Ngược lại, chương trình kỹ thuật số sẽ ghi nhận đó là hành vi tiêu cực. Về cơ bản, các nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp "thử và lỗi" để huấn luyện con robot học hỏi.
"Cách tiếp cận bằng trí tuệ nhân tạo rất khác biệt về mặt tích lũy trải nghiệm, trong đó robot phải thử hàng trăm nghìn lần, hoặc thậm chí hàng triệu lần", nhà robot học ở Đại học Edinburgh Zhibin Li, giải thích. "Vì vậy, trong môi trường mô phỏng, tôi có thể tạo ra tất cả tình huống có thể xảy ra. Tôi có thể tạo những môi trường hoặc cấu hình khác nhau. Ví dụ, robot có thể bắt đầu ở một tư thế khác như nằm trên mặt đất, đứng, ngã, vân vân".
8 chuyên gia "ảo" được sử dụng để phát triển nhiều kỹ năng khác nhau cho con robot, bao gồm đi dạo, giữ thăng bằng, chạy. Khi con robot đối mặt với nhiệm vụ khó như nằm sấp trên bề mặt không bằng phẳng, mỗi chuyên gia có thể hướng dẫn cỗ máy biết phải làm gì. Tương tự, khi một người đẩy con robot ngã xuống sàn, nó sẽ biết cách đứng dậy.
Mục tiêu cuối cùng của nghiên cứu là dạy robot học hỏi tương tự như trẻ em, thay vì sử dụng mã hóa cho các hành động và chướng ngại vật. Ví dụ, khi leo cầu thang, robot được lập trình để cử động chân vừa đủ, sau đó trí tuệ nhân tạo sẽ điều chỉnh cử động. Cách học hỏi này rất quan trọng bởi có quá nhiều tình huống nằm ngoài kiểm soát mà các nhà nghiên cứu không thể dự đoán trước để mã hóa cho robot.
- Hệ thống bơm không dùng điện đưa nước lên độ cao 1.300m (Thứ tư, 21:35:09 30/12/2020)
- Căn nhà kỳ lạ gập lại mang đi lắp đặt chỉ trong 3 giờ (Thứ năm, 23:00:03 24/12/2020)
- Xương động vật tạo cảm hứng cho thiết kế pin mới (Thứ Hai, 22:00:04 14/12/2020)
- Nhà vật lý nghĩ ra cách tạo màng lọc khẩu trang cấp độ N95... (Thứ bảy, 22:15:07 05/12/2020)
- Điện thoại thông minh kháng khuẩn đầu tiên trên thế giới (Thứ năm, 17:27:05 26/11/2020)
- Xuất hiện robot AI Việt Nam được nhận định vượt xa Sophia:... (Thứ tư, 21:17:01 25/11/2020)
- Phương pháp đột phá trong tái chế nhựa đa lớp (Thứ tư, 17:45:02 25/11/2020)
- Lần đầu chế tạo loại vải có thể tự thay đổi hình dạng (Thứ tư, 22:00:05 16/09/2020)
- Phát minh ra thiết bị "quang hợp nhân tạo" không cần... (Thứ Ba, 11:25:02 01/09/2020)
- Dùng chất thải hạt nhân tạo ra viên pin 28.000 năm không cần... (Thứ bảy, 15:55:00 29/08/2020)
-
Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn ngưng gội đầu trong vòng một năm?
-
7 thảm họa thiên nhiên có thể sắp xảy ra
-
Sự thật về chế độ máy bay và 20 bí mật về điện thoại của bạn
-
7 bí ẩn trên Trái đất đã khiến khoa học đau đầu cả nghìn năm qua mà vẫn chưa có lời giải
-
Các nhà thiên văn học bó tay trước sự tồn tại của hành tinh này
-
Cơ hội hiếm hoi quan sát hành tinh màu xanh da trời vài ngày tới
Thứ tư, 20:00:09 20/01/2021
-
EU cho hay: "Sâu bột an toàn, người có thể ăn được"
Thứ Ba, 23:30:00 19/10/2021
-
Hệ sao kỳ quái chưa từng thấy cách Trái đất 1.800 năm ánh sáng
Thứ Ba, 22:50:04 19/01/2021
-
Loài người có thể đơn độc trong vũ trụ
Thứ Ba, 22:35:07 19/01/2021
-
Chuyện về con nhện đi săn nhện: Thạo binh pháp như "Gia Cát Lượng", đầy mưu hèn kế bẩn để săn mồi bằng mọi giá
Thứ Ba, 21:27:08 19/01/2021
-
Bức thư tiết lộ những năm cuối đời đầy đau đớn của Napoléon
Thứ năm, 21:35:03 14/01/2021
-
Tàu chở hàng SpaceX lần đầu tự động tách khỏi trạm ISS
Thứ năm, 21:16:07 14/01/2021
-
Phát hiện chuẩn tinh cách Trái đất hơn 13 tỷ năm ánh sáng
Thứ năm, 20:45:07 14/01/2021