Gây bất ngờ cho trẻ chỉ bằng thí nghiệm với nước nóng lạnh

Sử dụng hai cốc nước nóng lạnh và một ít phẩm màu, bạn sẽ khiến trẻ bất ngờ với thí nghiệm dễ thực hiện, dễ quan sát và lý giải những điều lý thú về khoa học Chỉ với một thí nghiệm khoa học rất đơn giản bạn đã có thể kích thích trí tò mò của trẻ, giúp trẻ trở nên nhanh nhẹn và sáng tạo hơn trong cuộc sống chỉ bằng một thí nghiệm với nước hết sức đơn giản.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Bạn cần một lọ nước lạnh, một lọ nước nóng, một ít màu thực phẩm xanh và đỏ, tấm bìa nhựa, một cái khay. Trẻ thực hiện thí nghiệm nước lạnh - nước nóng này cần có người lớn bên cạnh để tránh bị bỏng. 

Thực hiện

Đổ phẩm màu đỏ vào lọ nước nóng và cẩn thận khuấy cho đều màu. Đổ phẩm màu xanh vào lọ nước lạnh và làm tương tự. Bằng cách này, bạn sẽ dễ dàng phân biệt hai lọ nước trong khi làm thí nghiệm. Nhớ đổ nước thật đầy đến mức sắp sửa tràn lọ. 

thi-nghiem-nuoc-nong-lanh-gay-bat-ngo-cho-tre

Đầu tiên, đặt lọ nước lạnh vào khay. Để tấm bìa nhựa lên trên, cẩn thận úp ngược lọ. Bạn sẽ thấy nước trong lọ được tấm bìa giữ lại và không tràn ra ngoài.

Đặt lọ nước nóng vào khay, sau đó đặt lọ nước lạnh đã úp ngược lên trên sao cho hai miệng lọ thật khớp nhau. Hãy nhờ một người từ từ rút tấm bìa ở giữa hai lọ ra. Bạn sẽ quan sát được hiện tượng các phân tử nước ở hai lọ trộn lẫn vào nhau một cách chậm rãi, tạo ra một hỗn hợp nước màu hồng tím. 

Hé lộ sự thật về nơi chôn cất Tư Mã Ý: Không thể che giấu dù tìm đủ mọi kế tung hỏa mù
Lí giải tại sao chữ "x" được dùng để ký hiệu ẩn số trong toán học
Phát hiện đột phá tại 'địa ngục' sâu 3.000 km của Trái Đất: Thứ quyết định sự tồn vong chính là đây!

Tiếp theo, hãy thực hiện thí nghiệm với nước tương tự với trình tự ngược lại, nghĩa là bạn đặt lọ nước nóng màu đỏ lên trên lọ nước lạnh màu xanh và rút tấm bìa ra. Lần này nước giữa hai lọ không bị trộn lẫn. 

Giải thích

Bí mật không nằm ở phẩm màu mà là ở nhiệt độ của nước. Nước nóng có tỷ trọng khác với nước lạnh. Nước nóng nhẹ hơn do có mật độ thưa hơn nên sẽ nằm ở trên. Khi đặt lọ nước lạnh lên trên lọ nước nóng, các phân tử trong lọ nước lạnh sẽ chìm xuống dưới và trộn lẫn vào khoảng trống của các phân tử trong lọ nước nóng.

Do vậy, bạn dễ dàng quan sát sự hòa tan trong thí nghiệm thứ nhất và khó nhìn thấy sự thay đổi ở thí nghiệm thứ hai  

Một thí nghiệm có thể tự làm tại nhà rất là đơn giản phải không nào! Vậy còn chần chừ gì nữa mà chưa bắt tay vào thực hiện nhỉ các bạn.

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục