Thí nghiệm kỳ thú "con tàu ma" trôi lơ lửng trong không khí

Một video lan tỏa trên mạng cho thấy hiện tượng thú vị dường như đang phá vỡ nguyên tắc trọng lực: con tàu trôi lơ lửng trong không khí khi được thả rơi bên trong một bể kính Hãy cùng xem thí nghiệm kỳ thú này qua video dưới đây nhé.

Trong video, một con tàu lá nhôm được đặt vào trong bể kính và thả rơi. Trước sự ngạc nhiên của mọi người, con tàu không rơi xuống đáy mà lại trôi nổi lơ lửng giữa không trung. Điều này dường như phá vỡ nguyên tắc trọng lực.

Xem video thí nghiệm con tàu ma trôi lơ lửng trong không khí:

Tuy nhiên, đây chẳng phải ma thuật gì, mà chỉ là khoa học đơn giản thuần túy.

Trong bể người ta bơm đầy khí Sulfur hexafluoride (SF6). Với tỉ khối nặng gấp 6 lần không khí thông thường, khí SF6 chìm hoàn toàn trong bể. Khi đặt con tàu lá nhôm cực mỏng và nhẹ vào trong, nó sẽ lơ lửng bên trên nhiều lớp khí nặng SF6 bên dưới, tạo ra hiệu ứng thị giác phá vỡ nguyên tắc trọng lực. Vì nặng hơn không khí, nên khi dùng cốc múc khí SF6 đổ vào, trọng lượng tàu tăng lên khiến nó chìm dần xuống đáy.

Con tàu lá nhôm trôi lơ lửng trong không khí là do khí SF6.

Con tàu lá nhôm trôi lơ lửng trong không khí là do khí SF6.

Đặc biệt, Sulfur hexafluoride còn góp mặt trong một ứng dụng khoa học cực thú vị khác.

Vì nó nặng hơn không khí gấp 6 lần, nên âm thanh di chuyển qua nó sẽ chậm hơn 6 lần. Như vậy, khi bạn hít một luồng hơi SF6 rồi nói chuyện, giọng của bạn sẽ đột nhiên trầm xuống. Ngược lại, khí helium, một loại khí nhẹ hơn không khí 6 lần, tức nhẹ hơn SF6 12 lần, khi được hít vào sẽ có hiệu ứng ngược lại, khiến giọng bạn cao vút lên.

Ngoài ra, SF6 còn được dùng để chạy hệ thống đẩy của ngư lôi, được trộn với không khí để bơm vào bóng tennis, cũng như trong phẫu thuật bong võng mạc, …

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục