Con người sắp quan sát được thế giới khác nhờ thiết bị quan sát ngoại hành tinh

Mới đây nhóm khoa học gia và kỹ sư thuộc đại học Princeton đã phát triển thiết bị quan sát ngoại hành tinh đặt trên mặt đất và được xem là bước tiến dài trong nghiên cứu các hành tinh ngoài thiên hà nhờ khả năng phân tách ánh sáng phản xạ từ các hành tinh xa xôi này.

Thiết bị quan sát ý là gì?

Thiết bị quan sát được đặt tên là CHARIS (Coronagraphic High Angular Resolution Imaging Spectrograph) được phát triển bởi nhóm nghiên cứu của giáo sư N. Jeremy Kasdin, chuyên gia trong lĩnh vực cơ khí và hàng không vũ trụ của đại học Princeton.

Với cấu tạo chín thấu kính năm bộ lọc, hai thiết bị lăng kính và hệ thống ống kính siêu nhỏ, CHARIS có trọng lượng 226.8 kg và cần bảo dưỡng ở nhiệt độ -223.15 oC

Hình ảnh được CHARIS ghi nhận lại từ thiên hà HR8799 với các điểm được đánh dấu là những hành tinh đang quay quanh ngôi sao của chúng

CHARIS có khả năng phân tách ánh sáng phản xạ từ các hành tinh ở những thiên hà khác, điều mà trước đây chưa làm được do các hành tinh này thường mờ nhạt hơn rất nhiều so với ngôi sao trung tâm thiên hà mà chúng quay quanh

"Bằng cách phân tích quang phổ của những hành tinh này chúng ta thật sự có thể khám phá nhiều hơn về chúng. Có thể thu thập đầy đủ dữ liệu để tính toán khối lượng riêng, nhiệt độ, và tuổi thọ của hành tinh"– nhà nghiên cứu Tyler Groff giải thích.

ngoại hành tinh là những hành tinh được phát hiện nằm ngoài hệ Mặt Trời chúng cũng quay quanh một Ngôi sao khác.

Các nhà khoa học đã đạt được rất nhiều thành tựu nghiên cứu về ngoại hành tinh nhờ vào kính thiên văn không gian Kepler. Nhưng ngoại trừ việc xác định vị trí của chúng các nhà khoa học vẫn chưa biết gì nhiều về những đặc điểm chi tiết của những ngoại hành tinh này.

Hình ảnh quang phổ cung cấp bởi CHARIS có khả năng hỗ trợ tính toán các đặc điểm của một hành tinh như là khối lượng, nhiệt độ, khí quyển

Hình ảnh quang phổ cung cấp bởi CHARIS có khả năng hỗ trợ tính toán các đặc điểm của một hành tinh như là khối lượng, nhiệt độ, khí quyển

CHARIS được chế tạo để giải quyết vấn đề này. Hơn ba thập kỷ kể từ ngoại hành tinh đầu tiên được khám phá năm 1990 và đến giờ, với sự phát triển của những trang thiết bị hỗ trợ cũng như là mục tiêu tìm kiếm nơi định cư mới cho loài người những ngoại hành tinh mới được tập trung khám phá nhiều hơn.

"Với sự xuất hiện của CHARIS, chúng ta có thể làm nhiều hơn là chỉ xác định vị trí của "ngoại hành tinh", việc tính toán nhiệt độ và thành phần khí quyển trở nên dễ dàng hơn rất nhiều" - Olivier Guvon, trưởng nhóm phát triển chương trình kính thiên văn Subaru Telescope ở Hawaii, đơn vị phối hợp nghiên cứu chế tạo nên CHARIS cho biết thêm.

"Ngoại hành tinh" đang được tập trung nghiên cứu trong tương lai gần và với sự góp mặt của CHARIS thì Kính thiên văn Subaru cộng với sự xuất hiện của Kính thiên văn không gian James Webb, được dự kiến giới thiệu vào năm 2018, sẽ là những công cụ rất hữu ích và mạnh mẽ.

 Ngoại hành tinh đang là đối tượng được quan tâm nhiều nhất trong nghiên cứu vũ trụ.

Ngoại hành tinh đang là đối tượng được quan tâm nhiều nhất trong nghiên cứu vũ trụ

"Chúng tôi đang thật sự rất phấn khích về sự thành công này" – Tyler Groff, thành viên nhóm nghiên cứu hiện đang làm việc tại nasa cho biết: "Charis sẽ bắt đầu chính thức hoạt động vào tháng Hai tới đây".

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục