Giải mã hiệu ứng lạ đằng sau sự kiện 300 con tuần lộc chết tập thể ở Na Uy

 

Một vụ sét đánh đem lại kỷ lục buồn dành cho Na Uy, khi hơn 300 con tuần lộc vong mạng. Nhưng đổi lại thì 2 năm sau đó, hiệu ứng đem lại là hết sức tuyệt vời.

Năm 2016, Na-Uy đã có một kỷ lục buồn mà họ không hề muốn lập một chút nào, khi một vụ sét đánh đã khiến 323 con tuần lộc bị đột tử tại Hardangervidda, phía Nam quốc gia.

Xác tuần lộc nằm la liệt.
Xác tuần lộc nằm la liệt.

Cụ thể theo như cơ quan môi trường của Na Uy, thì đây làm một thảm họa chưa từng thấy. 70 trong số 323 chú tuần lộc chết là con non, biến đây trở thành sự kiện chết tập thể lớn nhất lịch sử thế giới.

Đến tận hôm nay tôi mới hiểu, tại sao bạn mình làm sếp còn tôi thì cứ mãi ở vị trí nhân viên
Người tính toán để 14 lần trúng xổ số độc đắc
Tại sao Tần Thủy Hoàng là vị vua duy nhất mặc áo long bào đen?

Nguyên nhân gây ra thảm kịch được cho là vì giông bão đã khiến tuần lộc đứng tụm vào nhau, để rồi khi sét đánh, tất cả đã vong mạng. Vấn đề bí ẩn ở đây là không rõ chỉ 1 tia sét là đủ để gây ra thảm kịch, hay là cả một chùm sét.

Các chuyên gia sau đó đã lấy đầu của tuần lộc để nghiên cứu, bỏ lại phần xác tại vùng núi.

Ngờ đâu, hành động ấy đã đem lại một hiệu ứng hết sức bất ngờ dành cho tự nhiên. Theo như nghiên cứu mới từ ĐH Khoa học đời sống Na Uy và ĐH Đông Nam Na Uy, những cái xác ấy đã trở thành một nguồn thúc đẩy đa dạng thực vật ở vùng núi này lên một đẳng cấp mới.

Cụ thể, các chuyên gia đã thiết lập một phòng thí nghiệm lưu động tại vùng núi Hardangervidda. Họ nhận thấy rằng xác chết có thể thu hút rất nhiều động vật ăn xác mò đến, mang theo hạt giống thực vật từ những địa điểm khác. Và vì xác tuần lộc ở đây có rất nhiều, dẫn đến việc các loài ăn xác cũng tập trung đông hơn, và hạt giống cũng xuất hiện nhiều hơn.

Hé lộ sự thật về nơi chôn cất Tư Mã Ý: Không thể che giấu dù tìm đủ mọi kế tung hỏa mù
Lí giải tại sao chữ "x" được dùng để ký hiệu ẩn số trong toán học
Phát hiện đột phá tại 'địa ngục' sâu 3.000 km của Trái Đất: Thứ quyết định sự tồn vong chính là đây!

Dù đã từng thê thảm như thế này, nhưng cả khu vực đang dần hồi sinh.
Dù đã từng thê thảm như thế này, nhưng cả khu vực đang dần hồi sinh.

Sam Steyaert - thành viên nhóm nghiên cứu cho biết họ đã nhìn thấy chồn woverine, đại bàng, cáo... cùng hàng trăm con quạ mò đến đây. Chúng ăn xác, rồi... đi cầu ngay tại chỗ. Trong phân thải ra lại có hạt giống của nhiều loại cây khác nhau - đặc biệt là một loài thực vật mang tên "dâu quạ" (crowberry). Và đến bây giờ, những dâu ấy đang tiếp tục sinh sôi.

Dâu quạ là một trong những loài cây có ảnh hưởng lớn đến đa dạng sinh học của một khu vực, vì nó là nguồn thực phẩm hết sức quan trọng. Chúng sinh trưởng ở những nơi đất đai màu mỡ, và những cái xác khi phân hủy cũng góp phần tạo ra sự màu mỡ của khu vực này.

Theo các chuyên gia đánh giá, hiệu ứng cải thiện đa dạng gene sẽ còn tiếp diễn trong thời gian dài nữa, bởi các cây dâu quạ đang bắt đầu cho ra "sản phẩm" rồi.

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục