Phát hiện rận ăn lưỡi ký sinh trong miệng cá

 

Bọ chân đều hay còn gọi là rận ăn lưỡi hút máu từ lưỡi của con cá cho đến khi cả chiếc lưỡi teo lại. Sau đó, loài ký sinh này thế chỗ chiếc lưỡi trong miệng cá sống. Nhà sinh vật học Kory Evans, phó giáo sư ở Đại học Rice tại Houston, Texas, phát hiện kẻ ăn lưỡi khi chụp X quang kỹ thuật số bộ xương cá. Evans chia sẻ phát hiện trên mạng Twitter hôm 10/8.

Bọ chân đều (màu xanh) trong khoang miệng cá bàng chài.

Bọ chân đều (màu xanh) trong khoang miệng cá bàng chài. (Ảnh: Live Science).

Có khoảng 380 loài bọ chân đều ăn lưỡi và phần lớn nhằm vào một loại cá riêng, theo Thủy cung Two Oceans ở Cape Town, Nam Phi. Chúng tiến vào cơ thể cá qua mang, bám vào lưỡi và tiết ra chất chống đông để giữ cho máu chảy liên tục. Chúng bám chặt gốc lưỡi bằng 7 cặp chân, làm giảm nguồn cung cấp máu khiến cơ quan này cuối cùng teo đi và rụng, theo Bảo tàng Australia.

Sau đó, cơ thể của bọ chân đều hoạt động như một chiếc lưỡi bình thường trong khi tiếp tục hút dịch nhầy từ con cá. Mối quan hệ cộng sinh giữ cá và bọ chân đều kéo dài trong hàng năm trời. Trong nhiều trường hợp, con cá thậm chí sống lâu hơn kẻ ký sinh, theo Stefanie Kaiser, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ ở Viện nghiên cứu nước và khí quyển tại Wellington, New Zealand.

Evans bắt gặp con cá và chiếc lưỡi sống của nó trong dự án chụp cắt lớp một họ cá bàng chài sống ở rạn san hô. Mục tiêu của dự án là tạo ra cơ sở dữ liệu X quang 3D cấu tạo xương của họ cá này nhằm cung cấp cho các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới.

"Sáng hôm đó, tôi so sánh hình dáng hộp sọ của những con cá khác nhau và phải đặt vật đánh dấu kỹ thuật số trên các bộ phận cơ thể. Khi kiểm tra loài cá có tên khoa học Odax cyanomelas ở New Zealand, tôi chú ý tới thứ kỳ lạ trong khoang miệng. Nó trông giống một loại côn trùng nào đó. Sau đấy tôi chợt nghĩ loài cá này ăn tảo biển. Vì vậy, tôi xem lại ảnh chụp và phát hiện ra con rận ăn lưỡi", Evans kể lại.

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục